Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 6

Đề bài

Câu 1 :

Kim loại nào sau đây tác dụng với HCl loãng và tác dụng với clo cho cùng loại muối?

  • A
    Cu.
  • B
    Fe.
  • C
    Ag.
  • D
    Zn.
Câu 2 :

Cho 0,448 lít khí  SO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản  ứng thu được muối có khối lượng là

  • A
    2,82 gam.
  • B
    2,64 gam.
  • C
    2,52 gam.
  • D
    2,32 gam.
Câu 3 :

Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

  • A
    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
  • B
    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
  • C
    2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2.
  • D
    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen?

  • A
    Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
  • B
    Ở điều kiện thường là chất khí.
  • C
    Có tính oxi hóa mạnh.
  • D
    Tác dụng được với nước.
Câu 5 :

Cho 46,1 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 1,7 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được hỗn hợp muối sunfat có khối lượng là

  • A
    111,1 gam.
  • B
    113,1 gam.
  • C
    112,1 gam.
  • D
    114,1 gam.
Câu 6 :

Oxi hóa m gam sắt bằng oxi thu được 75,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe dư. Cho toàn bộ A phản ứng với H2SO4 đặc nóng đủ thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt(III) sunfat và 6,72 lít SO2 (ở đktc). Giá trị của m là

  • A
    56 gam.
  • B
    11,2 gam.
  • C
    22,4 gam.
  • D
    44,8 gam.
Câu 7 :

Cho phản ứng: Al + H2SO4 đặc  Al2(SO4)3 + H2S + H2O.

Tổng hệ số nguyên (có tỉ lệ tối giản) phương trình hóa học của phản ứng trên là

  • A
    42.
  • B
    50.
  • C
    55.
  • D
    52.
Câu 8 :

Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là

  • A
    Cu, Al.
  • B
    Cu, Fe.
  • C
    Al, Fe.
  • D
    Cu, Zn.
Câu 9 :

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro sunfua được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

  • A
    FeS + HNO3 loãng.
  • B
    FeS + HNO3 đặc.
  • C
    FeS + HCl.
  • D
    FeS + H2SO4 đặc.
Câu 10 :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np4.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np5.
  • D
    ns2np3.
Câu 11 :

Hòa tan hoàn toàn 9,3 gam hỗn hợp Zn và Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Thành phần % khối lượng của Zn trong hỗn hợp đầu là

  • A
    30,11%.
  • B
    69,89%.
  • C
    59,67%.
  • D
    69,69%.
Câu 12 :

Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta có thể dùng

  • A
    H2SO4 đặc.
  • B
    CuO.
  • C
    CaO.
  • D
    dung dịch NaOH.
Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Dung dịch HF hoà tan được SiO­2.
  • B
    Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
  • C
    Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo.
  • D
    Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
Câu 14 :

Có 4 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, Ba(OH)2. Dùng thuốc thử  nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?

  • A
    NaCl.
  • B
    Quỳ tím.
  • C
    HNO3.
  • D
    KOH.
Câu 15 :

Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?

  • A
    Bình thủy tinh màu nâu.
  • B
    Bình nhựa (chất dẻo).
  • C
    Bình thủy tinh không màu.
  • D
    Bình thủy tinh màu xanh.
Câu 16 :

Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?

  • A
    O2, SO2, Cl2, H2SO4.
  • B
    S, F2, H2S, O3.
  • C
    O3, F2, H2SO4.
  • D
    HCl, H2S, SO2, SO3.
Câu 17 :

Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?

  • A
    HCl, HClO, H2O.
  • B
    NaCl, NaClO4, H2O.
  • C
    NaCl, NaClO, H2O.
  • D
    NaCl, NaClO3, H2O.
Câu 18 :

Người ta thường sử dụng chất nào dưới đây để thu gom thuỷ ngân rơi vãi?

  • A
    Khí ozon.
  • B
    Bột lưu huỳnh.
  • C
    Khí oxi.
  • D
    Bột sắt.
Câu 19 :

Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). V có giá trị là

  • A
    3,36 lít.
  • B
    2,24 lít.
  • C
    4,48 lít.
  • D
    6,72 lít.
Câu 20 :

Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất

  • A
    KMnO4 và NaCl.
  • B
    MnO2 và dung dịch HCl đặc.
  • C
    NaCl và nước.
  • D
    Cho H2 tác dụng với Cl2 có ánh sáng.
Câu 21 :

Dãy các chất phản ứng được với axit HCl là

  • A
    CaCO3, Al2O3, Ba(OH)2, Zn.
  • B
    Cu, CaO, SO2, Fe.
  • C
    Ag, MgO, NaOH, SO2.
  • D
    SO2, Na2O, KOH, NaBr.
Câu 22 :

Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

  • A
    40,1 gam.
  • B
    41,1 gam.
  • C
    41,2 gam.
  • D
    14,2 gam.
Câu 23 :

Dãy các axit halogenhidric được xếp theo chiều tăng dần tính axit là

  • A
    HI < HCl < HF < HBr.
  • B
    HF < HBr < HI < HCl.
  • C
    HI < HF < HCl < HBr.
  • D
    HF < HCl < HBr < HI.
Câu 24 :

Cho 17,7 gam hỗn hợp gồm Al và Cu trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là

  • A
    64,24%.
  • B
    33,58%.
  • C
    45,76%.
  • D
    54,24%.
Câu 25 :

Cặp chất nào sau đây không tác dụng với oxi khi đun nóng?

  • A
    P, S.
  • B
    Fe, Cu.
  • C
    C, H2.
  • D
    Ag, Pt.
Câu 26 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.

(2) Axit HF tác dụng với SiO2.

(3) khí SO2 tác dụng với dung dịch KOH.

(4) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

(5) Thổi khí F2 vào hơi nước.

(6) Sục khí H2S vào dung dịch Br2.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

  • A
    4.
  • B
    3.
  • C
    2.
  • D
    5.
Câu 27 :

Clorua vôi có công thức phân tử là

  • A
    CaCl2.
  • B
    CaOCl.
  • C
    Ca(OCl)2.
  • D
    CaOCl2.
Câu 28 :

Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe với 4 gam bột S trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A
    8,96 lít.
  • B
    11,65 lít.
  • C
    3,36 lít.
  • D
    11,76 lít.
Câu 29 :

Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np5.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np3.
  • D
    ns2np4.
Câu 30 :

Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y và thoát ra 12,32 lít SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    52,6.
  • B
    70,2.
  • C
    71,3.
  • D
    67,4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kim loại nào sau đây tác dụng với HCl loãng và tác dụng với clo cho cùng loại muối?

  • A
    Cu.
  • B
    Fe.
  • C
    Ag.
  • D
    Zn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

HS ghi nhớ:

- Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl loãng là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Kim loại tác dụng với HCl loãng và tác dụng với clo cho cùng loại muối là kim loại chỉ thể hiện 1 hóa trị trong các hợp chất.

Lời giải chi tiết :

- Loại Cu, Ag vì chúng đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng được với HCl.

- Loại Fe vì:

           Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

           2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

- Kim loại Zn thỏa mãn vì tác dụng với HCl và Cl2 đều thu được ZnCl2:

           Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

           Zn + Cl2 → ZnCl2

Câu 2 :

Cho 0,448 lít khí  SO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản  ứng thu được muối có khối lượng là

  • A
    2,82 gam.
  • B
    2,64 gam.
  • C
    2,52 gam.
  • D
    2,32 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ lệ số mol k = nNaOH/nSO2 để xác định sản phẩm tạo thành:

- Nếu k < 1 thì thu được NaHSO3 và SO2 dư.

- Nếu k = 1 thì thu được sản phẩm là NaHSO3.

- Nếu 1 < k < 2 thì thu được sản phẩm là NaHSO3 và Na2SO3.

- Nếu k = 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3.

- Nếu k > 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3 và NaOH còn dư.

Lời giải chi tiết :

Ta có: nSO2 = 0,02 mol; nNaOH = 0,25.0,5 = 0,125 mol

Ta có tỉ lệ k = nNaOH/nSO2 = 0,125 : 0,02 = 6,25 > 2.

Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo PTHH sau:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

⟹ nNa2SO3 = nSO2 = 0,02 mol → mNa2SO3 = 0,02.126 = 2,52 gam

Câu 3 :

Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

  • A
    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.
  • B
    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
  • C
    2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2.
  • D
    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 và HCl để chọn phản ứng hóa học sai.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học 2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2 sai vì Ag là kim loại sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với HCl.

Câu 4 :

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen?

  • A
    Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
  • B
    Ở điều kiện thường là chất khí.
  • C
    Có tính oxi hóa mạnh.
  • D
    Tác dụng được với nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lí thuyết về halogen.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu A sai vì F2 chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.                                             

Phát biểu B sai vì chỉ có F2, Cl2 là chất khí ở điều kiện thường, còn Br2 là chất lỏng, I2 là chất rắn ở điều kiện thường.

Phát biểu C đúng vì các nguyên tố nhóm halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nên dễ nhận thêm 1e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm, nên có tính oxi hóa mạnh.

Phát biểu D sai vì chỉ có F2, Cl2, Br2 tác dụng được với nước, còn I2 không tác dụng

Câu 5 :

Cho 46,1 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 1,7 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được hỗn hợp muối sunfat có khối lượng là

  • A
    111,1 gam.
  • B
    113,1 gam.
  • C
    112,1 gam.
  • D
    114,1 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dùng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mmuối sunfat = moxit + maxit - mH2O.

Lời giải chi tiết :

Các phương trình hóa học xảy ra:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

Từ các PTHH: nH2O = nH2SO4 = 1,7.0,5 = 0,85 mol

Dùng bảo toàn khối lượng ta có: moxit + mH2SO4 = mmuối sunfat + mH2O

→ mmuối sunfat = moxit + mH2SO4 - mH2O = 46,1 + 0,85.98 - 0,85.18 = 114,1 (gam).

Câu 6 :

Oxi hóa m gam sắt bằng oxi thu được 75,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO và Fe dư. Cho toàn bộ A phản ứng với H2SO4 đặc nóng đủ thu được dung dịch chỉ chứa muối sắt(III) sunfat và 6,72 lít SO2 (ở đktc). Giá trị của m là

  • A
    56 gam.
  • B
    11,2 gam.
  • C
    22,4 gam.
  • D
    44,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp X chứa sắt và các oxit sắt thành Fe (x mol) và O (y mol).

- Lập phương trình về tổng khối lượng hỗn hợp X

- Lập phương trình dựa vào định luật bảo toàn e

Giải hệ tìm được x, y ⟹ số mol Fe ban đầu ⟹ giá trị của m.

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp X về Fe (x mol) và O (y mol).

⇒ 56x + 16y = 75,2 (1)

Mặt khác ta có: nSO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Quá trình nhường e:

Fe0 → Fe+3 + 3e

 x              → 3x       (mol)

O0  +  2e → O-2

y   → 2y                   (mol)

Quá trình nhận e:

S+6   +    2e  → S+4

             0,6 ←  0,3   (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3x = 2y + 0,6 (2)

Giải (1) và (2) ta được: x = 1; y = 1,2

Vậy m = mFe = 1.56 = 56 (gam)

Câu 7 :

Cho phản ứng: Al + H2SO4 đặc  Al2(SO4)3 + H2S + H2O.

Tổng hệ số nguyên (có tỉ lệ tối giản) phương trình hóa học của phản ứng trên là

  • A
    42.
  • B
    50.
  • C
    55.
  • D
    52.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Lời giải chi tiết :

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi:

\(\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop { \times 3}\limits^{} }\\{\mathop { \times 8}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop S\limits^{ + 6} {\rm{ + 8e}} \to \mathop S\limits^{ - 2} }\\{\mathop {Al}\limits^0 {\rm{\;}} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {\rm{ + 3e}}}\end{array}} \right.\)

⟹ PTHH: 8Al + 15H2SO4 đặc  4Al2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O.

Tổng hệ số tối giản (nguyên) trong phản ứng là 8 + 15 + 4 + 3 + 12 = 42.

Câu 8 :

Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là

  • A
    Cu, Al.
  • B
    Cu, Fe.
  • C
    Al, Fe.
  • D
    Cu, Zn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ghi nhớ một số kim loại bị thụ động với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe, Cr.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là: Al, Fe.

Câu 9 :

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro sunfua được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

  • A
    FeS + HNO3 loãng.
  • B
    FeS + HNO3 đặc.
  • C
    FeS + HCl.
  • D
    FeS + H2SO4 đặc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nguyên tắc điều chế H2S trong phòng thí nghiệm:

Cho muối sunfua (trừ PbS, CuS, Ag2S,...) + dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng.

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđrosunfua được điều chế bằng phản ứng:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Câu 10 :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np4.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np5.
  • D
    ns2np3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Các nguyên tố nhóm A có số thứ tự nhóm = số electron lớp ngoài cùng.

- Suy ra cấu hình electron lớp ngoài cùng.

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4.

Câu 11 :

Hòa tan hoàn toàn 9,3 gam hỗn hợp Zn và Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Thành phần % khối lượng của Zn trong hỗn hợp đầu là

  • A
    30,11%.
  • B
    69,89%.
  • C
    59,67%.
  • D
    69,69%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

- Viết các PTHH, đặt ẩn vào PTHH.

- Lập hệ phương trình về khối lượng hỗn  hợp và số mol khí để tìm số mol Zn và số mol Fe.

- Từ đó tìm được thành phần % khối lượng của Zn trong hỗn hợp đầu.

Lời giải chi tiết :

Giả sử 9,3 gam hỗn hợp có chứa x mol Zn và y mol Fe.

⟹ 65x + 56y = 9,3 gam (1)

Các PTHH:

Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2

x      →                           x      (mol)

Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2

y  →                              y       (mol)

⟹ nH2 = x + y = 0,15 mol (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = 0,1 và y = 0,05

⟹ %mZn = \(\frac{{0,1.65}}{{9,3}}.100\% \) =  69,89%

Câu 12 :

Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta có thể dùng

  • A
    H2SO4 đặc.
  • B
    CuO.
  • C
    CaO.
  • D
    dung dịch NaOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguyên tắc chọn chất làm khô là:

+ Chất làm khô có khả năng hút nước

+ Chất làm khô không phản ứng với chất cần làm khô.

Lời giải chi tiết :

Chất dùng để làm khô khí SO2 là khí có khả năng hút nước và không phản ứng với khí SO2.

Trong các chất đề bài cho, H2SO4 đặc và CaO đều có khả năng hút nước. Tuy nhiên do CaO phản ứng được với khí SO2 nên không dùng để làm khô.

Do đó để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng H2SO4 đặc.

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Dung dịch HF hoà tan được SiO­2.
  • B
    Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
  • C
    Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo.
  • D
    Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của các halogen và hợp chất của halogen để tìm phát biểu không đúng.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu D không đúng vì flo chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.

Câu 14 :

Có 4 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, Ba(OH)2. Dùng thuốc thử  nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?

  • A
    NaCl.
  • B
    Quỳ tím.
  • C
    HNO3.
  • D
    KOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các loại chất để lựa chọn thuốc thử.

Lời giải chi tiết :

- Cho quỳ tím vào 4 dung dịch trên:

+ Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ba(OH)2 (nhóm 1).

+ Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là HCl và H2SO4 (nhóm 2).

- Cho từng chất ở nhóm 1 vào từng chất ở nhóm 2:

+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì chất đã lấy ở nhóm 1 là Ba(OH)2, còn chất đã lấy ở nhóm 2 là H2SO4.

            PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

+ Chất còn lại ở nhóm 1 là NaOH, chất còn lại ở nhóm 2 là HCl

Câu 15 :

Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?

  • A
    Bình thủy tinh màu nâu.
  • B
    Bình nhựa (chất dẻo).
  • C
    Bình thủy tinh không màu.
  • D
    Bình thủy tinh màu xanh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch HF.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch HF tác dụng được với SiO2 theo phương trình hóa học:

            4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Do đó nếu đựng dung dịch HF trong các bình thủy tinh (thành phần SiO2) thì sẽ ăn mòn các bình này.

Vậy nên ta dùng bình nhựa để đựng dung dịch HF.

Câu 16 :

Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?

  • A
    O2, SO2, Cl2, H2SO4.
  • B
    S, F2, H2S, O3.
  • C
    O3, F2, H2SO4.
  • D
    HCl, H2S, SO2, SO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất chỉ có tính oxi hóa là chất chỉ có khả năng nhận electron.

Lời giải chi tiết :

Dãy chất O3, F2, H2SO4  chỉ có tính oxi hoá.

Câu 17 :

Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?

  • A
    HCl, HClO, H2O.
  • B
    NaCl, NaClO4, H2O.
  • C
    NaCl, NaClO, H2O.
  • D
    NaCl, NaClO3, H2O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của nước Gia-ven.

Lời giải chi tiết :

Nước Gia-ven là hỗn hợp NaCl, NaClO, H2O.

Câu 18 :

Người ta thường sử dụng chất nào dưới đây để thu gom thuỷ ngân rơi vãi?

  • A
    Khí ozon.
  • B
    Bột lưu huỳnh.
  • C
    Khí oxi.
  • D
    Bột sắt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Lời giải chi tiết :

Người ta thường sử dụng bột lưu huỳnh để thu gom thuỷ ngân rơi vãi vì lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ngay ở điều kiện thường theo PTHH: Hg + S → HgS ↓

Câu 19 :

Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). V có giá trị là

  • A
    3,36 lít.
  • B
    2,24 lít.
  • C
    4,48 lít.
  • D
    6,72 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Viết PTHH.

- Từ số mol của Mg suy ra số mol của khí H2.

- Tính thể tích khí ở đktc dựa vào công thức: V = n.22,4

Lời giải chi tiết :

Ta có nMg = 3,6 : 24 = 0,15 mol.

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTHH ta có: nH2 = nMg = 0,15 mol.

Vậy V = VH2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 20 :

Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất

  • A
    KMnO4 và NaCl.
  • B
    MnO2 và dung dịch HCl đặc.
  • C
    NaCl và nước.
  • D
    Cho H2 tác dụng với Cl2 có ánh sáng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, KClO3, MnO2, CaOCl2, ...

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, KClO3, MnO2, CaOCl2, ...

Do đó để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất MnO2 và dung dịch HCl đặc.

PTHH: 4HCl đặc + MnO2 → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O.

Câu 21 :

Dãy các chất phản ứng được với axit HCl là

  • A
    CaCO3, Al2O3, Ba(OH)2, Zn.
  • B
    Cu, CaO, SO2, Fe.
  • C
    Ag, MgO, NaOH, SO2.
  • D
    SO2, Na2O, KOH, NaBr.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của axit HCl.

Lời giải chi tiết :

- A thỏa mãn vì CaCO3, Al2O3, Ba(OH)2, Zn đều phản ứng được với axit HCl.

PTHH

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Ba(OH)2 + 2HCl→ BaCl2 + 2H2O

Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2

- B loại Cu, SO2.

- C loại Ag, SO2.

- D loại SO2, NaBr.

Câu 22 :

Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

  • A
    40,1 gam.
  • B
    41,1 gam.
  • C
    41,2 gam.
  • D
    14,2 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Dùng bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH2SO4 = nH2

- Dùng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mmuối sunfat = mkim loại + maxit - mH2.

Lời giải chi tiết :

Ta có: KL + H2SO4 → Muối sunfat + H2

Áp dụng bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH2SO4 = nH2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ⟹ mMg, Zn + mH2SO4 = mmuối sunfat + mH2

→ mmuối sunfat = mMg, Zn + mH2SO4 - mH2 = 11,3 + 0,3.98 - 0,3.2 = 40,1 (gam).

Câu 23 :

Dãy các axit halogenhidric được xếp theo chiều tăng dần tính axit là

  • A
    HI < HCl < HF < HBr.
  • B
    HF < HBr < HI < HCl.
  • C
    HI < HF < HCl < HBr.
  • D
    HF < HCl < HBr < HI.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính axit càng tăng khi khả năng phân li ra ion H+ càng tăng.

Lời giải chi tiết :

Đi từ HF đến HI, bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I nên khả năng phân cắt liên kết H-X tăng dần từ HF đến HI.

Do đó dãy các axit halogenhidric được xếp theo chiều tăng dần tính axit là: HF < HCl < HBr < HI.

Câu 24 :

Cho 17,7 gam hỗn hợp gồm Al và Cu trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là

  • A
    64,24%.
  • B
    33,58%.
  • C
    45,76%.
  • D
    54,24%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách 1: Dùng định luật bảo toàn electron: ne cho = ne nhận

Cách 2: Tính toán theo PTHH

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Lập hệ phương trình về khối lượng của hỗn hợp và số mol SO2 để tìm số mol Al và Cu.

Từ đó tính được phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Giả sử 17,7 gam hỗn hợp có chứa x mol Al và y mol Cu.

⟹ 27x + 64y = 17,7 gam (1)

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

x                     →                       1,5x                (mol)

Cu + 2H2SO4 → CuSO+ SO2 + 2H2O

y                     →                 y                           (mol)

⟹ nSO2 = 1,5x + y = 0,6 mol (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = 0,3 và y = 0,15

Vậy thành phần % khối lượng của Cu trong hỗn hợp đầu là:

%mCu = \(\frac{{0,15.64}}{{17,7}}.100\% \) =  54,24%

Câu 25 :

Cặp chất nào sau đây không tác dụng với oxi khi đun nóng?

  • A
    P, S.
  • B
    Fe, Cu.
  • C
    C, H2.
  • D
    Ag, Pt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxi.

Lời giải chi tiết :

Cặp chất Ag, Pt không tác dụng với oxi khi đun nóng.

Câu 26 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.

(2) Axit HF tác dụng với SiO2.

(3) khí SO2 tác dụng với dung dịch KOH.

(4) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

(5) Thổi khí F2 vào hơi nước.

(6) Sục khí H2S vào dung dịch Br2.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

  • A
    4.
  • B
    3.
  • C
    2.
  • D
    5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đơn chất là các chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

- Viết phương trình hóa học của các thí nghiệm và tìm thí nghiệm tạo ra đơn chất.

Lời giải chi tiết :

(1) O3 + 2KI + H2O → O2 + 2KOH + I2                              ⟹ Tạo đơn chất O2, I2

(2) 4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O                                            ⟹ Không tạo đơn chất

(3) SO2 + KOH → KHSO3                                                   ⟹ Không tạo đơn chất

(4) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O                       ⟹ Tạo đơn chất Cl2

(5) 2F2 + 2H2O→ 4HF + O2                                                 ⟹ Tạo đơn chất O2

(6) H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4                            ⟹ Không tạo đơn chất

Vậy các thí nghiệm (1), (4), (5) tạo thành đơn chất (có 3 thí nghiệm).

Câu 27 :

Clorua vôi có công thức phân tử là

  • A
    CaCl2.
  • B
    CaOCl.
  • C
    Ca(OCl)2.
  • D
    CaOCl2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về hợp chất của kim loại kiềm thổ.

Lời giải chi tiết :

Clorua vôi có công thức phân tử  là CaOCl2.

Câu 28 :

Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe với 4 gam bột S trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A
    8,96 lít.
  • B
    11,65 lít.
  • C
    3,36 lít.
  • D
    11,76 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và S

- Tính số mol Fe, S

- Viết quá trình cho - nhận electron:

Fe0 → Fe+3 + 3e                                   S+6 + 2e → S+4 (SO2)

0,1 →            0,3                                   2x ← x  ←  x

S0 → S+4 (SO2) + 4e

0,125 → 0,125 → 0,5

+ Áp dụng định luật bảo toàn electron ⟹giá trị của X

+ Tính tổng số mol SO2 (do S0 sinh ra và do S+6 sinh ra) ⟹ giá trị của V

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và S

Ta có: nFe = 0,1 mol; nS = 0,125 mol

Quá trình cho - nhận electron:

Fe0 → Fe+3 + 3e                                   S+6 + 2e → S+4 (SO2)

0,1 →            0,3                                           2x ← x  ←     x

S0 → S+4 (SO2) + 4e

0,125 → 0,125 → 0,5

Áp dụng định luật bảo toàn electron: 0,3 + 0,5 = 2x ⟹ x = 0,4

⟹ ∑nSO2 = 0,125 + x = 0,525 mol

⟹ V = 0,525.22,4 = 11,76 lít

Câu 29 :

Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  • A
    ns2np5.
  • B
    ns2np6.
  • C
    ns2np3.
  • D
    ns2np4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết chung về nhóm halogen.

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5.

Câu 30 :

Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y và thoát ra 12,32 lít SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    52,6.
  • B
    70,2.
  • C
    71,3.
  • D
    67,4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính nhanh bài toán KL + H2SO4 đặc, nóng:

\({n_{S{O_4}^{2 - }\left( {muoi} \right)}} = \frac{1}{2}.{n_e}\)

\({n_{{H_2}S{O_4}pu}} = 2{n_{S{O_2}}} + 4{n_S} + 5{n_{{H_2}S}}\)

Cách chứng minh:

Khi cho kim loại M (hóa trị cao nhất là n) phản ứng với H2SO4 đặc nóng:

2M  →  M2(SO4)n

2 mol      1 mol

Ta thấy: ne = 2n (mol) và nSO4 2-(muối) = n (mol)

\( \to {n_{S{O_4}^{2 - }\left( {muoi} \right)}} = \frac{1}{2}.{n_e}\) (*)

Mặt khác: ne = 2nSO2 + 6nS + 8nH2S

BTNT "S": nH2SO4 pư = nSO4(muối) + nSO2 + nS + nH2S

⟹ nH2SO4 pư = 0,5.(2nSO2 + 6nS + 8nH2S) + nSO2 + nS + nH2S = 2nSO2 + 4nS + 5nH2S

Vậy: \({n_{{H_2}S{O_4}pu}} = 2{n_{S{O_2}}} + 4{n_S} + 5{n_{{H_2}S}}\) (**)

Lời giải chi tiết :

Ta có: nSO2 = 12,32: 22,4 = 0,55 mol

Sử dụng công thức tính nhanh (xem thêm ở phương pháp giải) ta có:

\({n_{S{O_4}^{2 - }\left( {muoi} \right)}} = \frac{1}{2}.{n_e} = \frac{1}{2}.2{n_{S{O_2}}} = {n_{S{O_2}}} = 0,55\left( {mol} \right)\)

Khối lượng muối khan thu được là mmuối = mkim loại + mSO4(muối) = 17,4 + 0,55.96 = 70,2 gam

close