Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 10 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Axit axetic (CH3COOH) tác dụng với dung dịch Na2CO3 giải phóng khí

  • A
    CO2
  • B
    CO.
  • C
    SO2.
  • D
    SO3.
Câu 2 :

Chất nào sau đây là chất hữu cơ?

  • A
    CH4.
  • B
    CuO.
  • C
    H2SO4.
  • D
    NaOH.
Câu 3 :

Chất hữu cơ tác dụng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là

  • A
    CH4.
  • B
    CH3-CH3.
  • C
    CO2.
  • D
    CH2= CH2.
Câu 4 :

Chất không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

  • A
    Mg.
  • B
    Cu.
  • C
    KOH.
  • D
    Fe.
Câu 5 :

Rượu etylic tác dụng được với

  • A
    Na.
  • B
    KCl.
  • C
    Cu.
  • D
    CaCO3.
Câu 6 :

Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. Kí hiệu hóa học của bạc là

  • A
    Cu.
  • B
    Mg
  • C
    Ag.
  • D
    Fe.
Câu 7 :

Dung dịch NaOH không tác dụng với

  • A
    HCl.
  • B
    NaCl.
  • C
    CO2.
  • D
    H2SO4.
Câu 8 :

Chất nào sau đây là oxit axit?

  • A
    Na2O.
  • B
    CaO.
  • C
    BaO.
  • D
    SO2.
Câu 9 :

Chất tác dụng được với dung dịch axit HCl là

  • A
    Ag.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Au.
Câu 10 :

Công thức của rượu etylic là

  • A
    C2H5OH.
  • B
    CH2=CH2.
  • C
    CH3-CH3.
  • D
    CH4.
Câu 11 :

Nhỏ vài giọt dung dịch quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH thấy dung dịch

  • A
    chuyển đỏ.
  • B
    chuyển xanh.
  • C
    không màu.
  • D
    chuyển hồng.
Câu 12 :

Trong thực tế, khi nấu canh cua ta thấy các mảng “gạch cua” nổi lên. Nguyên nhân là do

  • A
    phản ứng màu của protein khi đun nóng.
  • B
    sự thủy phân protein khi đun nóng.
  • C
    sự đông tụ protein khi đun nóng.
  • D
    sự đông tụ lipit khi đun nóng.
Câu 13 :

Thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai dung dịch AlCl3, FeCl3

  • A
    dung dịch Na2SO4.
  • B
    dung dịch Ba(NO3)2.
  • C
    dung dịch NaOH.
  • D
    dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 14 :

Trong một loại nước mía chứa 13% saccarozơ. Từ 5 tấn loại nước mía trên saccarozơ tinh chế được m kilogam đường saccarozơ. Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%. Giá trị của m là

  • A
    520.
  • B
    570.
  • C
    550.
  • D
    650.
Câu 15 :

Cho hỗn hợp khí gồm metan và clo (tỉ lệ mol 1:1) vào ống nghiệm, để ống nghiệm ngoài ánh sáng cho đến khi màu vàng của hỗn hợp khí mất hoàn toàn. Sau đó đưa mảnh giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

  • A
    Giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
  • B
    Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
  • C
    Giấy quỳ tím bị mất màu.
  • D
    Giấy quỳ tím không đổi màu.
Câu 16 :

Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy

  • A
    dung dịch chuyển đỏ.
  • B
    có kết tủa trắng.
  • C
    không có hiện tượng.
  • D
    có bọt khí thoát ra.
Câu 17 :

Trung hòa 100 ml dung dịch CH3COOH nồng độ 1,50M cần dùng 100 ml dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Nồng độ chất tan trong X là

  • A
    1,50M.
  • B
    1,00M
  • C
    0,75M.
  • D
    0,50M.
Câu 18 :

Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam Zn bằng dung dịch HCl thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là

  • A
    4,48 lít.
  • B
    8,96 lít.
  • C
    6,72 lít.
  • D
    2,24 lít.
Câu 19 :

Cho 24,80 gam hỗn hợp X gồm MgO và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe trong X là

  • A
    45,16%.
  • B
    67,74%.
  • C
    32,26%.
  • D
    22,58%.
Câu 20 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A
    600.
  • B
    900.
  • C
    300.
  • D
    200.
Câu 21 :

Cho dung dịch chứa 0,3 mol NaOH vào lượng dư dung dịch MgCl2, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A
    3,60.
  • B
    8,70.
  • C
    17,40.
  • D
    4,53.
Câu 22 :

Hòa tan hoàn toàn 12 gam một kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại M là

  • A
    Mg.
  • B
    Ca.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.
Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 cần 134,4 lít không khí (ở đktc; không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích). Khối lượng C2H4 trong hỗn hợp là

  • A
    2,8 gam.
  • B
    8,4 gam.
  • C
    5,6 gam.
  • D
    3,2 gam.
Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, O. Toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong, thấy khối lượng bình tăng lên 18,6 gam và có 10,0 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thu được tối đa 10,0 gam kết tủa nữa. Biết phân tử X có 2 nguyên tử oxi. Công thức phân tử của X là

  • A
    C4H8O2.
  • B
    C2H6O2.
  • C
    C3H6O2.
  • D
    C2H4O2.
Câu 25 :

Đốt m gam hỗn hợp M gồm Cu, Mg, Fe trong khí oxi thu được 2,80 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Fe3O4. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1,0M được dung dịch chỉ chứa muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,8 gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    2,24; 40,8.
  • B
    1,44; 100,0.
  • C
    1,72; 50,0.
  • D
    2,00; 50,0.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Axit axetic (CH3COOH) tác dụng với dung dịch Na2CO3 giải phóng khí

  • A
    CO2
  • B
    CO.
  • C
    SO2.
  • D
    SO3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O

⟹ Khí giải phóng là khí CO2

Câu 2 :

Chất nào sau đây là chất hữu cơ?

  • A
    CH4.
  • B
    CuO.
  • C
    H2SO4.
  • D
    NaOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

Đa số các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ (như CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại…)

Lời giải chi tiết :

CH4 là chất hữu cơ; các chất còn lại là chất vô cơ.

Câu 3 :

Chất hữu cơ tác dụng với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là

  • A
    CH4.
  • B
    CH3-CH3.
  • C
    CO2.
  • D
    CH2= CH2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất có chứa liên kết đôi, ba trong cấu tạo phân tử có phản ứng với dd Br2 ở đk thường.

Lời giải chi tiết :

PTHH: CH2= CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

Câu 4 :

Chất không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

  • A
    Mg.
  • B
    Cu.
  • C
    KOH.
  • D
    Fe.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng

  + Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  + Tác dụng với oxit baz ơ, ba zơ tạo thành muối và nước

  + Tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại)

  + Tác dụng với muối (đk: tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

A. Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

B. Loại vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

C. 2KOH + H2SO4 loãng → K2SO4 + H2O

D. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Câu 5 :

Rượu etylic tác dụng được với

  • A
    Na.
  • B
    KCl.
  • C
    Cu.
  • D
    CaCO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của rượu etylic trong sgk hóa 9

Lời giải chi tiết :

Rượu etylic (C2H5OH) tác dụng được với kim loại Na.

PTHH: 2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

Câu 6 :

Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. Kí hiệu hóa học của bạc là

  • A
    Cu.
  • B
    Mg
  • C
    Ag.
  • D
    Fe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu hóa học của bạc là: Ag

Câu 7 :

Dung dịch NaOH không tác dụng với

  • A
    HCl.
  • B
    NaCl.
  • C
    CO2.
  • D
    H2SO4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học cơ bản của dd bazơ trong sgk hóa 9.

Lời giải chi tiết :

NaOH không pư với NaCl

Câu 8 :

Chất nào sau đây là oxit axit?

  • A
    Na2O.
  • B
    CaO.
  • C
    BaO.
  • D
    SO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân loại oxit trong sgk hóa 8

Lời giải chi tiết :

Na2O; CaO; BaO là oxit bazơ

SO2 là oxit axit

Câu 9 :

Chất tác dụng được với dung dịch axit HCl là

  • A
    Ag.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Au.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại có pư với dd HCl.

Lời giải chi tiết :

Fe là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên có pư với dd HCl

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 10 :

Công thức của rượu etylic là

  • A
    C2H5OH.
  • B
    CH2=CH2.
  • C
    CH3-CH3.
  • D
    CH4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức của rượu etylic là C2H5OH

Câu 11 :

Nhỏ vài giọt dung dịch quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH thấy dung dịch

  • A
    chuyển đỏ.
  • B
    chuyển xanh.
  • C
    không màu.
  • D
    chuyển hồng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ dd axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

+ dd bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ dd trung tính quỳ tím không chuyển màu

Lời giải chi tiết :

NaOH là dd bazơ nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Câu 12 :

Trong thực tế, khi nấu canh cua ta thấy các mảng “gạch cua” nổi lên. Nguyên nhân là do

  • A
    phản ứng màu của protein khi đun nóng.
  • B
    sự thủy phân protein khi đun nóng.
  • C
    sự đông tụ protein khi đun nóng.
  • D
    sự đông tụ lipit khi đun nóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi nấu canh cua ta thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do sự đông tụ protein khi đun nóng.

Câu 13 :

Thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai dung dịch AlCl3, FeCl3

  • A
    dung dịch Na2SO4.
  • B
    dung dịch Ba(NO3)2.
  • C
    dung dịch NaOH.
  • D
    dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau giữa muối nhôm và muối sắt.

Lời giải chi tiết :

Dùng dd NaOH để phân biệt 2 dd AlCl3 và FeCl3 cụ thể

- Cho từ từ đến dư dd NaOH vào 2 dung dịch trên

+ dd nào xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần đến hết là dd AlCl3

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

          Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

+ dd nào xuất hiện màu nâu đỏ là dd FeCl3

PTHH: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Câu 14 :

Trong một loại nước mía chứa 13% saccarozơ. Từ 5 tấn loại nước mía trên saccarozơ tinh chế được m kilogam đường saccarozơ. Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%. Giá trị của m là

  • A
    520.
  • B
    570.
  • C
    550.
  • D
    650.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

m = mnước mía×%hàm lượng saccarozơ×hiệu suất

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của m là: m = 5×13%×80% = 0,52 (tấn) = 520 (kg)

Câu 15 :

Cho hỗn hợp khí gồm metan và clo (tỉ lệ mol 1:1) vào ống nghiệm, để ống nghiệm ngoài ánh sáng cho đến khi màu vàng của hỗn hợp khí mất hoàn toàn. Sau đó đưa mảnh giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:

  • A
    Giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
  • B
    Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
  • C
    Giấy quỳ tím bị mất màu.
  • D
    Giấy quỳ tím không đổi màu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của metan trong sgk hóa 9

Lời giải chi tiết :

Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ do CH4 pư với Cl2 sinh ra khí HCl

PTHH: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.

Chính phản ứng trên sinh ra khí HCl làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

Câu 16 :

Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy

  • A
    dung dịch chuyển đỏ.
  • B
    có kết tủa trắng.
  • C
    không có hiện tượng.
  • D
    có bọt khí thoát ra.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng sinh ra kết tủa trắng BaSO4. PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Câu 17 :

Trung hòa 100 ml dung dịch CH3COOH nồng độ 1,50M cần dùng 100 ml dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Nồng độ chất tan trong X là

  • A
    1,50M.
  • B
    1,00M
  • C
    0,75M.
  • D
    0,50M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đổi số mol CH3COOH theo công thức: nCH3COOH = VCH3COOH×CM  (chú ý V đơn vị lít)

Tính số mol NaOH theo số mol CH3COOH

Từ đó tính được: CM CH3COONa = nCH3COONa : Vsau = ?

Lời giải chi tiết :

100 ml = 0,1 (lit) ⟹ nCH3COOH = VCH3COOH×CM = 0,1×1,5= 0,15 (mol)

PTHH: CH­3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

(mol)      0,15                        → 0,15

Theo PTHH: nCH3COONa = nCH3COOH = 0,15 (mol)

Vsau = VCH3COOH + VNaOH = 0,1 + 0,1 = 0,2 (lít)

Dung dịch thu được sau phản ứng chứa chất tan là CH3COONa

⟹ CM CH3COONa = nCH3COONa : Vsau = 0,15 : 0,2 = 0,75 (M)

Câu 18 :

Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam Zn bằng dung dịch HCl thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là

  • A
    4,48 lít.
  • B
    8,96 lít.
  • C
    6,72 lít.
  • D
    2,24 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Zn theo công thức: nZn = mZn : MZn

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol H2 theo số mol Zn

Bước 3: Tính thể tích H2 theo công thức: VH2(đktc) = nH2×22,4

Lời giải chi tiết :

nZn = mZn : MZn = 19,5 : 65 = 0,3 (mol)

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo PTHH: nH2 = nZn = 0,3 (mol)

⟹ VH2(đktc) = nH2×22,4 = 0,3×22,4 = 6,72 (lít)

Câu 19 :

Cho 24,80 gam hỗn hợp X gồm MgO và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe trong X là

  • A
    45,16%.
  • B
    67,74%.
  • C
    32,26%.
  • D
    22,58%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H2 theo công thức: nH2(đktc) = VH2/22,4 = ?

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol Fe theo số mol H2, từ đó tính được mFe = nFe×MFe

Bước 3: Tính phần trăm Fe theo công thức:  \(\% {m_{Fe}} = \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = ?\)

Lời giải chi tiết :

nH2(đktc) = VH2/22,4 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

PTHH: MgO + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2O  (1)

            Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑         (2)\(\% {m_{Fe}} = \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = ?\)

Theo PTHH (2): nFe = nH2 = 0,3 (mol)  ⟹ mFe = nFe×MFe = 0,3×56 = 16,8 (g)

Phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp là: \(\% {m_{Fe}} = \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_{hh}}}}.100\%  = \frac{{16,8}}{{24,8}}.100\%  = 67,74\% \)

Câu 20 :

Để trung hòa V ml dung dịch NaOH nồng độ 1,0M cần 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1,5M. Giá trị của V là

  • A
    600.
  • B
    900.
  • C
    300.
  • D
    200.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H2SO4 theo công thức: nH2SO4 = VH2SO4 × CM H2SO4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol H2SO4

Bước 3: Tính VNaOH = nNaOH : CM NaOH = ?

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (lít) ⟹ nH2SO4 = VH2SO4 × CM H2SO4 = 0,2 × 1,5 = 0,3 (mol)

PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Theo PTHH: nNaOH = 2nH2SO4 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

⟹ VNaOH = nNaOH : CM NaOH = 0,6 : 1,0 = 0,6 (lít) = 600 (ml)

⟹ V = 600 ml

Câu 21 :

Cho dung dịch chứa 0,3 mol NaOH vào lượng dư dung dịch MgCl2, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A
    3,60.
  • B
    8,70.
  • C
    17,40.
  • D
    4,53.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kết tủa thu được là Mg(OH)2.

Viết PTHH xảy ra, tính số mol Mg(OH)2 theo số mol NaOH.

Lời giải chi tiết :

PTHH: 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Kết tủa thu được là Mg(OH)2

Theo PTHH: nMg(OH)2 = 1/2 nNaOH = 1/2 .0,3 = 0,15 (mol)

⟹ mMg(OH)2 = nMg(OH)2×MMg(OH)2 = 0,15×(24+17.2)= 8,7 (g)

Câu 22 :

Hòa tan hoàn toàn 12 gam một kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại M là

  • A
    Mg.
  • B
    Ca.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol H2 theo công thức: n­H2(đktc) = VH2/22,4

Bước 2: Viết PTHH xảy ra, tính số mol M theo số mol H2

Bước 3: Tính MM = mM/nM ⟹ từ đó kết luận được kim loại M

Lời giải chi tiết :

H2(đktc) = VH2/22,4 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

PTHH: M + H2SO4 → MSO4 + H2

Theo PTHH: nM = nH2 = 0,5 (mol)

⟹ MM = mM/nM = 12/0,5 = 24 (g/mol)

⟹M là Mg

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp gồm CH4 và C2H4 cần 134,4 lít không khí (ở đktc; không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích). Khối lượng C2H4 trong hỗn hợp là

  • A
    2,8 gam.
  • B
    8,4 gam.
  • C
    5,6 gam.
  • D
    3,2 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính thể tích O2 sau đó tính được số mol O2

Bước 2: Viết PTHH xảy ra

Đặt a, b lần lượt là số mol của CH4 và C2H4 có trong hỗn hợp.

Dựa vào PTHH, biểu diễn số mol O2 theo số mol CH4 và C2H4.

Bước 3: Giải hệ phương trình với khối lượng hỗn hợp và với số mol O2 sẽ tìm được a, b.

Có số mol C2H4 từ đó tìm được mC2H4 =?

Lời giải chi tiết :

O2(đktc) = 20%.Vkk = 20%.134,4 = 26,88 (lít) ⟹ nO2(đktc) = VO2/22,4 = 26,88/22,4= 1,2 (mol)

Đặt trong 10,4 gam hh số mol \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_4}:a{\mkern 1mu} (mol)}\\{{C_2}{H_4}:{\mkern 1mu} b(mol)}\end{array}} \right.\)

⟹ mhh = mCH4 + mC2H4

⟹ 16a + 28b = 10,4 (I)

PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O     (1)

(mol)     a  → 2a

            C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O (2)

(mol)      b   → 3b

Theo PTHH (1) và (2) ta có: ∑nO2 = nO2(1) + nO2(2)

                                              ∑nO2 = 2nCH4 + 3nC2H4

⟹ 2a + 3b = 1,2 (II)

giải hệ (I) và (II) ta được: a = 0,3 và b = 0,2

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_4}:0,3{\mkern 1mu} (mol)}\\{{C_2}{H_4}:{\mkern 1mu} 0,2(mol)}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{C{H_4}}} = {n_{C{H_4}}} \times {M_{C{H_4}}} = 0,3 \times 16 = 4,8{\mkern 1mu} (g)}\\{{m_{{C_2}{H_4}}} = {n_{{C_2}{H_4}}} \times {M_{{C_2}{H_4}}} = 0,2 \times 28 = 5,6{\mkern 1mu} (g)}\end{array}} \right.\)

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, O. Toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong, thấy khối lượng bình tăng lên 18,6 gam và có 10,0 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thu được tối đa 10,0 gam kết tủa nữa. Biết phân tử X có 2 nguyên tử oxi. Công thức phân tử của X là

  • A
    C4H8O2.
  • B
    C2H6O2.
  • C
    C3H6O2.
  • D
    C2H4O2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Khối lượng tăng lên chính là khối lượng của CO2 và H2O ⟹ mCO2 + mH2O = 18,6 (g)

- Đun nóng dung dịch Y lại thu được thêm kết tủa nữa ⟹ CO2 hấp thụ vào dd Ca(OH)2 tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

- Tìm số mol CO2 thông qua số mol CaCO3 kết tủa. Từ đó tính được từng mCO2; mH2O

-  BTKL: nO(X) = (mX – mC- mH)/16 = ?

- Tìm CTPT thông qua việc lập công thức đơn giản nhất.

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy X thu được sản phẩm gồm CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm vào dd Ca(OH)2 thì khối lượng tăng lên chính là khối lượng của CO2 và H2O

⟹ mCO2 + mH2O = 18,6 (g)

Đun nóng dung dịch Y lại thu được thêm 10 gam kết tủa nữa ⟹ CO2 hấp thụ vào dd Ca(OH)2 tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)

          2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2       (2)

dd thu được sau khi loại bỏ kết tủa là Ca(HCO3)2

PTHH: Ca(HCO3)2  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O (3)

nCaCO3(1) = 10/100 = 0,1 (mol); nCaCO3(3) = 10/100 = 0,1 (mol)

Theo PTHH (1): nCO2(1) = nCaCO3(1) = 0,1 (mol)

Theo PTHH (3): nCa(HCO3)2 = nCaCO3(3) = 0,1 (mol)

Theo PTHH (2): nCO2(2) = 2nCa(HCO3)2 = 2.0,1 = 0,2 (mol)

⟹ ∑nCO2(1)+(2) = 0,1 + 0,2 = 0,3 (mol)  ⟹ ∑mCO2 = 0,3×44 = 13,2 (g)

⟹ mH2O = 18,6 – mCO2 = 18,6 – 13,2 = 5,4 (g) ⟹ nH2O = 5,4/18 = 0,3 (mol)

BTNT “C”: nC = nCO2 = 0,3 (mol) ⟹ mC = nC×MC = 0,3×12 = 3,6 (g)

BTNT “H”: nH = 2nH2O = 2.0,3 = 0,6 (mol) ⟹ mH = nH×MH = 0,6×1 = 0,6 (mol)

BTKL ta có: mO(X) = mX – mC – mH = 9 – 3,6 – 0,6 = 4,8 (g)

⟹ nO(X) = 4,8/16 = 0,3 (mol)

Đặt CTPT X: CxHyOz (đk: x, y, z € N*)

Ta có: x : y : z = nC : nH : nO

                      = 0,3 : 0,6 : 0,3

                     = 1: 2: 1

Suy ra công thức ĐGN của X là: CH2O

⟹ CTPT có dạng: (CH2O)n

Vì biết trong X có chứa 2 nguyên tử O nên n = 2 ⟹ CTPT của X: C2H4O2.

Câu 25 :

Đốt m gam hỗn hợp M gồm Cu, Mg, Fe trong khí oxi thu được 2,80 gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Fe3O4. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 1,0M được dung dịch chỉ chứa muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 6,8 gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    2,24; 40,8.
  • B
    1,44; 100,0.
  • C
    1,72; 50,0.
  • D
    2,00; 50,0.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Đặt công thức chung của 3 kim loại là M, hóa trị chung là n.

Bước 2. Viết PTHH xảy ra, sử dụng bảo toàn khối lượng quá trình X + H2SO4 ta sẽ tìm được số mol H2SO4.

Bước 3: Dựa vào PTHH tìm được nO(trong oxit) = nH2SO4. Từ đó tính được mO(oxit) = ?

Bước 4: BTKL: moxit = mKL + mO ⟹ moxit = ?

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 kim loại là M, hóa trị chung là n

PTHH: 4M + nO2  2M2On                 (1)

            M2On + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2O (2)

Đặt nH2SO4 = a (mol)

Theo PTHH (2): nH2O = nH2SO4 = a (mol)

Bảo toàn khối lượng quá trình hòa tan hh oxit vào dd H2SO4 ta có:

mM2On + mH2SO4 = mMSO4 + mH2O

⟹ 2,8 + 98a = 6,8 + 18a

⟹ 80a = 4

⟹ a = 0,05 (mol)

⟹ nH2SO4 = 0,05 (mol) ⟹ VH2SO4 = nH2SO4: CM = 0,05 : 1= 0,05 (lít) = 50 (ml) ⟹ V = 50 (ml)

Theo PTHH (2) ta thấy: nO(trong M2On) = nH2SO4 = 0,05 (mol) ⟹ mO(trong M2On) = 0,05.16 = 0,8 (g)

Ta có: mM2On = mM + mO

⟹ 2,8 = mM + 0,8

⟹ mM = 2,0 (g) ⟹ m = 2,0 (g)

close