Dân gian ta có câu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Câu nói trên có hoàn toàn phù hợp với mọi tình huống không? Viết bài văn ngắn nêu rõ ý kiến của em?
Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không.
Dân gian từng đúc kết kinh nghiệm: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào". Từ nghĩa đen ý muốn nói voi là loài vật to lớn, tránh đối đầu với chúng để giảm rủi ro, thiệt hại thì cũng chẳng “xấu mặt nào”, không sợ xấu hổ. Câu nói mang hàm ý: Việc nhượng bộ, lùi bước thậm chí cúi đầu trước kẻ mạnh nhằm tránh rủi ro, thiệt hại thì cũng không có gì đáng xấu hổ, mất thể diện.
Xét một cách toàn diện thì ý trên cần có điều phải xem xét thêm.
Trong cuộc sống, có những kẻ mạnh nhưng ngang ngược, hống hách. Với chúng cần phải trừng trị vì lợi ích chung của tập thể, cộng đồng. Chủ nghĩa đế quốc ở thế kỉ XIX, XX có sự hùng mạnh, giàu có về kinh tế nhưng máu của nhân dân lao động đã nhuốm đầy thân thể chúng. Đến nước ta, chúng âm mưu nô dịch đồng bào ta, tàn phá xứ sở ta. Những kẻ mạnh như thế, nếu không trực tiếp đối đầu đánh đuổi thì chúng ta không thể đứng lên, suốt đời chỉ làm thân nô lệ.
Người dũng cảm có những lúc cần phải đối mặt với cái ác để bảo vệ lẽ phải, tỏ rõ dũng khí, thể hiện sức mạnh chính nghĩa. Hàng ngày, trên đường đi, trong chợ, nơi hàng quán,... ta không thể biết có bao nhiêu tên trộm đã và đang lăm le móc túi, cướp giật của người trên đường, người đi chợ,... Có những người trực tiếp nhìn thấy kẻ móc túi làm việc xấu nhưng không dám tố cáo vì sợ trả thù. Nhưng đã có những em bé, những cụ già dũng cảm vạch mặt bọn bất lương. Những việc làm như thế rất cần để đảm bảo sự an bình của đời sống.
Còn có những tội ác nguy hiểm hơn, gây thiệt hại lớn đến lợi ích chung của tập thể. Có những kẻ tham ô, có những gã buôn bán ma túy, làm giàu trên thân xác phụ nữ, trẻ em,... Chúng được bao bọc, được che chở bởi nhiều kẻ ác có chức có quyền khác; chúng mạnh nhưng với chúng càng cần mạnh tay xử lí, kiên quyết đối đầu để bảo vệ lẽ phải, chứng minh sự chiến thắng của cái thiện.
Như vậy là sự né tránh không phải khi nào cũng là hành vi ứng xử phù hợp, cần cân nhắc, xem xét bản chất của vấn đề để quyết định né tránh hay không.
hoctot.nam.name.vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay
-
Soạn bài Văn bản lớp 10 (tiếp theo)
1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản qua đoạn văn: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó.
-
Nghị luận “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Hình ảnh con ngựa và cả tàu( cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.
-
Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - 1. Khái niệm ca dao Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
-
Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”
Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”
-
Bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư, “Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời xa xưa và còn vọng mãi đến bao giờ?