Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 119 SGK Địa lí 9 Đề bài Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này? Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002
Phương pháp giải - Xem chi tiết Phân tích. Lời giải chi tiết * Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ: - Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai. - Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. + Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. + Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương. + Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. + Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai. * Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì: - Điều kiện tự nhiên: + Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. + Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su. + Nguồn nước: thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta). - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. + Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh + Cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài) + Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước. hoctot.nam.name.vn
|