Câu hỏi:

Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa

  • A Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.
  • B  làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.
  • C  thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.
  • D  tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trung Quốc là quê hương của tơ lụa. Từ rất sớm, tơ tằm cùng các sản phẩm dệt nổi tiếng của Trung Quốc đã được vận chuyển ra nước ngoài. Sự ưa chuộng ngày càng phổ biến cùng những chuyến hàng mang sản phẩm tơ lụa sang phương Tây đã dần hình thành nên tuyết đường giao thương quốc tế mà về sau nó được mang tên là con đường tơ lụa. “Con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển và trên bộ của Trung Quốc dưới thời Đường có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới.

 - Văn hóa: việc khai thông con đường tơ lụa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong vấn đề giao thông, trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung Quốc là nước nuôi tằm ươm tơ sớm nhất thế giới và hàng dệt ra tơ lụa ra đời rất được sự ưa chuộng của người dân, nên ngay từ đầu thời Tây Hán trong xã hội Trung Hoa đã xuất hiện những thương nhân dũng cảm muốn mang tơ lụa đến bán cho các quốc gia láng giềng gần biên giới nhà Hán để kiếm lời. Có quá trình giao thương đi liên với đó sẽ có sự giao lưu về văn hóa.

- Giao lưu hàng hóa: tuy không đặt mục đích thương mại lên đầu, nhưng trên thực tế, sau khi hình thành tuyến đường biển phía Nam, hoạt động thương mại cũng ngày một phát triển, tuyến đường này vươn tới đâu là ở đó diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa và hàng tơ lụa Trung Quốc được chuyển tới đó. Đây là mặt hàng hấp dẫn nên trong hoạt động buôn bán giữa các nước cũng xảy ra một số tranh chấp.

Chọn đáp án: A



Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay