Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên.Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 72 SGK Địa lí 8 Đề bài Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết Phân tích. Lời giải chi tiết -> Trả lời: Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan. -> Câu trả lời cụ thể: Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan. - Sinh vật – nước: + Sinh vật (thực vật) có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thoát nước. + Ngược lại nước là nguồn sống không thể thiếu của các loài sinh vật. - Nước – địa hình: + Nước đóng vai trò là tác nhân ngoại lực làm biến đổi địa hình (ăn mòn, bào mòn, phá hủy địa hình....) tạo nên nhiều dạng địa hình độc đáo: hang động cacxtơ, hàm ếch sóng vỗ, sạt lở đất đá...). + Địa hình có vai trò giữ nước: nơi thấp trũng nước mưa thường được giữ lại, nơi dốc cao nước chảy xiết và trôi đi nhanh. - Địa hình –đất: + Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. + Đất – địa hình: trong quá trình ngoại lực, đất đóng vai trò là vật liệu được vận chuyển và bồi tụ tạo nên các đồng bằng châu thổ, mở rộng đồng bằng về phía biển hoặc san lấp vùng trũng. - Đất – không khí: + Đất đóng vai trò là bề mặt đệm hấp thụ nhiệt độ không khí, nơi có đất cát khô cằn nhiệt độ không khí nóng do khả năng hấp thụ nhiệt lớn (ví dụ: sa mạc); nơi đất ẩm ướt phì nhiêu không khí bớt khắc nghiệt hơn. + Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới) - Không khí – sinh vật: + Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống. + Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn. - Sinh vật –địa hình: + Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình.... + Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu.. - Sinh vật – đất: + Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất. + Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay của thực vật, đất đai phì nhiêu sinh vật giàu có, trù phú; đất đai khô cằn sinh vật kém phát triển. Đất còn là nơi diễn ra các hoạt động sống, cư trú của động vật. - Không khí – nước + Nhiệt độ, độ ẩm không khí tác nhân của quá trình ngưng kết tạo thành mây mưa -> cung cấp nước cho Trái Đất. + Nước là nhân tố bề mặt đệm có vai trò điều hòa không khí: vùng biển có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, mùa đông ấm hơn trong lục địa. - Không khí – địa hình: + Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành địa hình thông qua các tác nhân ngoại lực (đất, nước). Không khí ẩm đất dễ phong hóa, rửa trôi; đồng thời mưa nhiều sẽ vận chuyển đất và bồi tụ thành các vùng đồng bằng phù sa. - Đất – nước: + Tính chất vật lí của đất ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: đất thịt có kết cấu mịn, liên kết chặt chẽ sẽ giữ nước tốt hơn nơi có đất cát thô và khô cằn. + Nước giúp tăng cường độ ẩm, độ phì nhiêu của đất, ngược lại vùng hoang mạc thiếu nước đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng. HocTot.Nam.Name.Vn
|