Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng caoGiải bài tập Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 12 nâng cao Đề bài Thế nào là tính đa hiệu của gen? Nêu cơ sở di truyền của biến dị tương quan. Phương pháp giải - Xem chi tiết Lời giải chi tiết Trường hợp một gen chi phối nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu. Trong các thí nghiệm trên đậu Hà lan, Menđen đã nhận thấy: thứ hoa tím thì có hạt màu nâu, trong nách lá có một châm đen; thứ hoa trắng có hạt màu nhạt, trong nách lá không có chấm. Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen quy định cánh cụt đồng thời quy định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, trứng đẻ ít, tuổi thọ rút ngắn, ấu trùng yếu… Ở người có một đột biến gen trội gây hội chứng Macphan: chân tay dài hơn, đồng thời thuỷ tinh thể ở mắt bị hủy hoại. Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối. VD: màu lông trắng, da hồng, mắt đỏ là biểu hiện bị bạch tạng do đột biến gen lặn, làm mất khả năng tổng hợp sắc tỗ melanin quy định màu đen của lông và mắt. - Biến dị tương quan do biến đổi trong vật chất di truyền. HocTot.Nam.Name.Vn
|