Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơnViết bài văn khoảng 600 chữ bàn về câu nói sau: "Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn" (B. Ram-đát) Bài Làm Tôi rất thích cảm giác ngồi ở một nơi nào đó yên tĩnh, chỉ có gió thoảng qua, vài tiếng chim kêu, trước mặt là mặt hồ phẳng lặng... và suy ngẫm. Tôi cũng cảm giác có thể bỏ ngoài tai tất cả mọi thanh âm xô bồ của cuộc sống, tìm kiếm và lắng nghe những âm thanh nhỏ bé, trong trẻo. Và tôi nhận ra rằng: “Càng trong tĩnh lặng, bạn càng lắng nghe được nhiều hơn". Là một cư dân thủ đô, tôi có rất nhiều may mắn: tôi có nhiều cơ hội để học hành, nhiều cửa hàng để mua sắm và được tiếp xúc với nhiều công nghệ hiện đại. Nhưng nhiều lúc tôi cũng thèm được như những đứa trẻ chăn trâu, có thể chạy nhảy, nô đùa dọc theo những cánh đồng lúa chín hay nằm trên những cỏ xanh mà ngắm bầu trời cao rộng. Sống giữa đô thị tôi cũng quen dần cái ồn ã, sự bon chen xô bồ. Ra ngoài đường tôi nghe thấy những tiếng xe tiếng còi, tiếng hò hét. Ra chợ, tôi nghe thấy những tiếng mời chào, mặc cả, chửi bới. Tôi cũng hoà vào cuộc sống ấy như một quy luật. Lên xe buýt điều tôi quan tâm là lên thật nhanh để có ghế ngồi. Và tôi học, học như nhiệm vụ tối thượng, vươn lên vị trí thật cao. Tôi cũng không còn nhớ đã bao lâu rồi tôi không nghe thấy tiếng gió, tiếng của những chú ong,... Dường như nhịp sống gấp gáp của đô thị đã lấn át đi tất cả. Tôi luôn trân trọng mỗi dịp hè về quê nội. Khi ấy, tôi không phải lo lắng những bài kiểm tra, không phải chen lấn trên xe buýt. Tôi lắng nghe lòng mình, lắng nghe một cuộc sống thanh bình vẫn thì thầm với tới, khiến lòng tôi khoan khoái và dễ chịu. Tôi nhận ra cuộc sông này thật bình dị - đẹp trong sự bình dị. Sự náo nhiệt đã từng làm tôi thích thú - những buổi vui chơi, hò hét, những cuộc bàn cãi... Và một ngày, tôi đi về một mình trên con đường quen thuộc, tôi nhìn thấy một cậu bé ăn xin chìa cái mũ về phía mình. Một lời thỏ thẻ yêu đuối “Chị ơi!”! Hắn lời nói ấy đã lọt thỏm đi giữa những câu chuyện bạn bè sôi nổi. Tôi chợt nhớ, đã bao lần tôi chạy theo cuộc sống sôi động mà không nghe thấy tiêng thở dài của cha mẹ tôi. Những bước chân nặng nhọc của cha chưa lao giờ làm tôi mất ngủ. Thời gian xây nhà mới, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, cha đâm ra hay cáu bẳn. Cha mắng mỏ mẹ con tôi, toàn những lời cáu gắt. Tôi không hề nghe thấy trong lời nói của cha sự mệt mỏi. Một ngày kia, tôi chợt nhận ra tóc cha bạc đi nhiều. Tôi cũng rất nhớ một kỉ niệm với em gái tôi. Đó là năm tôi lên cấp ba, những điều mới mẻ và lạ lẫm dường như choán hết tâm trí của tôi. Tôi không nghe thây tiếng em tôi thở dài thất vọng khi tôi đi chơi với bạn thay vì đưa em đi đọc sách ở thư viện. Tôi cũng không nghe thấy trong những lời giận dỗi của em nhu cầu được quan tâm. Và tôi tỉnh cờ đọc được bài văn em tôi viết về người mà nó yêu thương nhât. Đó là tôi. Thì ra trong mắt nó, tôi rất tuyệt, rất giói. Còn tôi, tôi thầy mình thật tồi. Đôi khi sự tĩnh lặng không nằm ở thế giới bên ngoài. Nó nằm trong mỗi chúng ta. Gác lại những cuộc hẹn, sống chậm lại một chút, chúng ta sẽ lắng nghe được lòng mình. Cha mẹ thường bảo tôi: "Con lên phòng học bài đi…” Nhưng lòng tôi lại nói: "Tôi thích đọc tiểu thuyết thay vì đi học thêm, tôi xem phim thay vì chúi đầu vào bài vở. Tôi thích đánh cầu lông với em tôi vì kèm nó học tới khuya, tôi thích ăn những món do chính mình sáng chế. Trong những gì lòng tôi nói với tôi có những điều ích kỉ. Nhưng tôi không thích chúng, cũng không ghét chúng. Đôi khi tự lắng nghe mình một chút, mình muốn gì, mình cần phải làm gì cũng khiến tôi tự tin hơn. Tự tin vào chọn lựa và con đường mình đang đi! Trong cuộc sống, ta phải lắng nghe rất nhiều điều. Có những chuyện làm ta khó chịu, nhưng cũng có những thứ khiến ta thoải mái. Song mọi sự trên không phải lúc nào cũng dễ dàng đoán định. Giống như thất bại chưa hẳn là điều xấu và thành công chưa hắn đã là hạnh phúc. Sự tĩnh lặng luôn cần thiết cho một sự suy xét toàn diện. Tôi rất thích câu nói trong bộ phim hoạt hình nọ: "Hôm qua đã là quá khứ ngày mai là một điều bí ẩn và hôm nay chính là một món quà". Có lẽ món này sẽ chỉ được nhận ra khi chúng ta bình tâm là lắng nghe cuộc sống, nghe chính mình. Bởi khi ấy sẽ không có điều gì khiến ta bỏ lỡ và tìm thấy sáng ở tương lai. Tâm hồn của chúng ta sẽ giàu lên qua từng ngày ta sống trọn vẹn với mình. Đoàn Diệu Huyền (Lớp Văn K40 khôi THPT chuyêti - ĐHSP Hà Nội) HocTot.Nam.Name.Vn
|