Bình luận câu tục ngữ: Có chí thì nên.( bài 2)
Tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
A. Lập dàn ý
I Mở bài
— Dẫn dắt: Sống phải có bản lĩnh.
— Câu tục ngữ nói về bản lĩnh sống: "Có chí thì nên".
II. Thân bài
- Giải thích từ "chí" và từ "nên".
Rút ra ý nghĩa câu tục ngữ: bài học rèn luyện ý chí, quyết tâm, tinh thần bền bỉ để giành được thành công, thắng lợi.
- Phân biệt "chí" với "trí", chỉ rõ đó là 2 phẩm chất tốt đẹp của mọi tài năng.
- Bàn luận về giá trị, sức mạnh của phẩm chất "có chí" trong đời sống con người.
- Những câu tục ngữ nói về "chí".
III. Kết bài
— Tuổi trẻ phải rèn luyện "chí".
— Liên hệ đến bài thơ của Bác Hồ: "Không có việc gì khó...".
B. Bài làm
Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thứ thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí:
"Có chí thì nên".
"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ý vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "Nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân, "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chi có 4 từ mà nẽu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công. Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp.
Không được nhầm lẫn "chí" với "trí". “Trí" là trí tuệ, lí trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người.
"Có chí" thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời. Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh, v.v... đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày... phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí "cá vượt Vũ Môn". Kéo pháo vào đánh Pháp ờ Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. “Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Có công mài sắt có ngày nên kim", tất cả đều nói lên cái chí.
Tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học tậpcâu tục ngữ "Có chí thì nên" ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".
Trích: hoctot.nam.name.vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay
-
Bình luận về thói ăn chơi đua đòi.
Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành "thói" rất đáng chê trách.
-
Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh?
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đi vào lòng người trước hết không phải vì những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tinh tế mà bời sự giản dị, mộc mạc và rất chân thật, tự nhiên của tình phụ tử.
-
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
-
Tóm tắt cốt truyện của văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện
Xuyên suốt câu chuyện, ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm và đồng thời là một người cha yêu con tha thiết. Điều đó khiến người đọc vô cùng trân trọng và yêu mến.
-
Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích tác phẩm Chiếc lược ngà. Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?
Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, “Chiếc lược ngà” còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!