Nội dung từ Loigiaihay.Com
Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
Năng lượng từ than đá.
Năng lượng từ xăng.
Năng lượng mặt trời.
Năng lượng khí gas.
Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Đáp án C
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
1. Để làm bốc hơi nước ở sông, hồ, biển và đại dương, năng lượng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?
2. Khi hơi nước ngưng tụ tạo thành mây và mưa, đã có sự chuyển hoá năng lượng như thế nào?
Nhiên liệu hoá thạch đang có nguy cơ cạn kiệt. Hơn nữa, việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái. Khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo là một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Năng lượng tái tạo có những ưu điểm và nhược điểm nào?
Nêu một số hoạt động sử dụng năng lượng mặt trời của em trong cuộc sống hàng ngày.
Sử dụng năng lượng mặt trời có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Vì sao ở nước ta, các dự án điện mặt trời lớn thường được xây dựng ở các tỉnh thành phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên?
1. Tại sao nói năng lượng từ gió là năng lượng tái tạo và có nguồn gốc từ Mặt Trời?
2. Sử dụng năng lượng từ gió có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Thiết kế và chế tạo mô hình máy phát điện gió dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Năng lượng từ thuỷ triều
Các nhà khoa học đang nghiên cứu và thử nghiệm việc sử dụng động năng của các dòng chảy, do sự chênh lệch độ cao giữa mực nước triều cao và mực nước triều thấp, để làm quay tuabin của các máy phát điện.
Năng lượng từ thuỷ triều có tiềm năng cho việc sản xuất năng lượng điện trong tương lai vì quy luật dòng chảy thuỷ triều ổn định và dễ dự đoán. Khi khai thác nguồn năng lượng này có hạn chế là cần mức chi phí cao về trang thiết bị và chỉ thực hiện được ở những nơi có thuỷ triều đủ cao.
Dựa vào hình 14.6, mô tả sơ lược nguyên tắc khai thác năng lượng từ thuỷ triều.
Em hãy tìm hiểu và nêu những khó khăn có thể gặp phải khi lắp đặt hệ thống chuyển đổi năng lượng từ sóng biến thành năng lượng điện và hệ thống truyền tải điện đó vào bờ.
Khai thác thủy điện có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Thảo luận và đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường và địa phương em đang sống.
Hình 1 biểu diễn tỉ trọng khai thác năng lượng ở Việt Nam vào năm 2019.
Hình 1. Cơ cấu khai thác năng lượng ở Việt Nam năm 2019
a) Nguồn năng lượng đang được khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta là gì?
b) Các nguồn năng lượng tái tạo đang được khai thác chiếm tỉ trọng bao nhiêu phần trăm?
So với thuỷ điện thì sản xuất điện gió có ưu điểm và khó khăn gì? Theo em, địa hình nước ta có nhiều ưu thế trong việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện hay không? Vì sao?
Người ta muốn xây dựng một trung tâm điện mặt trời. Biết rằng cứ 1 m² bề mặt pin quang điện nhận được ánh sáng mặt trời sẽ sinh ra công suất 40 W. Hỏi để thu được tổng công suất 2 400 MW (tương đương công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La) thì diện tích bề mặt pin quang điện tổng cộng là bao nhiêu? Từ kết quả tính được, nêu hạn chế hoặc khó khăn của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời.
Theo em, tiết kiệm năng lượng điện có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường? Hãy đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện gia đình, nhà trường và địa phương em, đồng thời thiết kế một áp phích để tuyên truyền tới mọi người.
Ở lớp 6, chúng ta đã biết: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông.... là các dạng năng lượng tái tạo. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì?
Quan sát Hình 17.1 và cho biết:
1. Những dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
2. Năng lượng nào khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu,...?
Quan sát Hình 17.2, tìm hiểu trên sách báo, internet và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Năng lượng mặt trời được khai thác, sử dụng trong cuộc sống như thế nào?
2. Nêu đặc điểm của năng lượng mặt trời.
3. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời.
1. Nêu đặc điểm của năng lượng từ gió.
2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ gió.
1. Việc sử dụng năng lượng từ dòng sông ảnh hưởng đến môi trường như thế nào nếu:
- Vỡ đập thủy điện.
- Động vật không di chuyển được từ hạ nguồn lên thượng nguồn của dòng sông.
- Diện tích rừng thay đổi khi xây dựng nhà máy thủy điện.
2. Nêu ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông.
Trong xu hướng phát triển năng lượng trên thế giới ngày nay, các nguồn năng lượng tái tạo giữ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió. Vì sao có xu hướng phát triển như thế?
Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác năng lượng mặt trời để phát điện.
Việc thu năng lượng từ gió có bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngày, đêm hay không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học:
Vì sao các nước trên thế giới có xu hướng từ bỏ thủy điện và chuyển sang khai thác các nguồn năng lượng khác?
Vì sao nói Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng từ sóng biển?
Lập bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của các dạng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng sông, năng lượng từ sóng biển.
Vì sao hiện nay, tỉ lệ sử dụng ô tô điện, xe máy điện có xu hướng tăng?
Đặc điểm nào sau đây là ưu điểm, nhược điểm của việc khai thác và sử dụng các dạng năng lượng tái tạo?
- Không phát thải khí nhà kính.
- Gây ô nhiễm tiếng ồn khi hoạt động.
- Phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và thiên nhiên.
Điện mặt trời áp mái là một giải pháp khai thác năng lượng tái tạo linh hoạt được nhiều nơi áp dụng, trong đó các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà để phát điện. Nên ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái.