Nội dung từ Loigiaihay.Com
Hòa tan hết 5,07 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V mL dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của V là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phản ứng hòa tan oleum vào nước.
n oleum = 5,07 : 338 = 0,015 mol
H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4
0,015 → 0,06
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
0,06 → 0,12
V NaOH = 0,12 : 1 = 0,12L
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát Hình 2.10, mô tả hiện tượng ở thời điểm kết thúc chuẩn độ.
Để trung hoà 10 mL dung dịch HCl nồng độ x M cần 50 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Xác định giá trị của x.
Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng dung dịch chuẩn HCI 0,1 M với chất chỉ thị phenolphthalein.
Chuẩn bị: Dung dịch HCl 0,1 M, dung dịch NaOH (chưa biết chính xác nồng độ, khoảng 0,1 M), phenolphatalein, burette, bình tam giác 100 mL.
Tiến hành: Burette (loại 25 mL) đã được đổ đầy đến vạch 0 bằng dung dịch NaOH và chắc chắn không còn bọt khí trong burette. Cho 10 mL dung dịch chuẩn HCl vào bình tam giác (loại 100 mL), thêm 2 giọt chỉ thị phenolphthalein (loại 1% pha trong cồn).
Mở khoá burette để nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào bình tam giác, đồng thời lắc đều bình. Tiếp tục nhỏ dung dịch NaOH (vẫn duy trì lắc đều bình) tới khi dung dịch trong bình chuyển từ không màu sang màu hồng và bền trong ít nhất 20 giây thì kết thúc chuẩn độ (khoá burette). Ghi lại thể tích NaOH đã dùng. Lặp lại thí nghiệm ít nhất 3 lần.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng, viết phương trình hoá học và xác định nồng độ dung dịch NaOH.
Giải thích vì sao trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl, ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây).
Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL. Tính nồng độ của dung dịch NaOH.
Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên.
Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 12,5 mL. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Quan sát Hình 29, giải thích vì sao cần lắc nhẹ dung dịch trong bình tam giác trong khi thực hiện thao tác chuẩn độ.
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl.
Tính pH của các dịch sau:
a) Dung dịch NaOH 0,1 M;
b) Dung dịch HCI 0,1 M;
c) Dung dịch Ca(OH)2 0,01 M.
Nêu một số nguyên nhân có thể dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ.
Một học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Lấy 10 mL dung dịch HCl 0,2 M cho vào 5 mL dung dịch NH3 thu được dung dịch A. Chuẩn độ lượng HCl dư trong dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,1M thấy phản ứng hết 10,2 mL. Tính nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu.
Nabica là một loại thuốc có thành phần chính là NaHCO3, được dùng để trung hoà bớt lượng acid HCl dư trong dạ dày.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng trung hoà trên.
b) Giả thiết nồng độ dung dịch HCl trong dạ dày là 0,035 M, tính thể tích dung dịch HCl được trung hoà khi bệnh nhân uống 0,588 g bột NaHCO3.
Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau:
Lấy 1,0 g vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hoà tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch A. Lấy 10,0 mL dung dịch A chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1 M thấy hết 5,6 mL. Xác định hàm lượng calcium trong vỏ trứng (giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không phản ứng với HCl).
Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi pH đột ngột gọi là bước nhảy chuẩn độ. Đường biểu diễn trên đồ thị chuẩn độ acid – base gọi là đường định phân. Từ các số liệu sau đây, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M. Trục hoành ghi thể tích dung dịch NaOH, trục tung ghi pH của dung dịch. Xác định giá trị điểm tương đương và khoảng bước nhảy chuẩn độ của quá trình này.
VNaOH (mL) |
Giá trị pH |
VNaOH (mL) |
Giá trị pH |
0,0 |
1,00 |
25,1 |
10,30 |
5,0 |
1,18 |
25,5 |
11,00 |
10,0 |
1,37 |
26,0 |
11,29 |
15,0 |
1,60 |
28,0 |
11,75 |
20,0 |
1,95 |
30,0 |
11,96 |
22,0 |
2,20 |
35,0 |
12,22 |
24,0 |
2,69 |
40,0 |
12,36 |
24,5 |
3,00 |
45,0 |
12,46 |
24,9 |
3,70 |
50,0 |
12,52 |
25,0 |
7,00 |
|
|
Để chuẩn độ 50 mL dung dịch CH3COOH chưa biết nồng độ đã dùng trung bình hết 75 mL dung dịch NaOH 0,05 M. Tính nồng độ mol của dung dịch CH3COOH.
Để chuẩn độ 40 mL dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng trung bình hết 34 mL dung dịch NaOH 0,12 M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl.
Vì sao người ta không sử dụng dung dịch acid HNO3 trong phương pháp chuẩn độ acid – base?
Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong (1) ... vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Dụng cụ cần điền vào (1) là
A. bình định mức. B. burette.
C. pipette. D. ống đong.
10 mL dung dịch sulfuric acid 5.10-3 M được cho vào một bình định mức dung tích 100 mL.
a1) Tính pH của dung dịch sulfuric acid (cho rằng H2SO4 là acid mạnh phân li trong nước hoàn toàn cả hai proton H+).
a2) Thêm nước vào đến vạch của bình định mức thu được 100 mL dung dịch. Xác định pH của dung dịch đã pha loãng.
b) Viết phưong trình hoá học của phản ứng giữa sulfuric acid với dung dịch sodium hydroxide.
c) Dung dịch pha loãng ở phần a2 được dùng để chuẩn độ 25,0 mL dung dịch sodium hydroxide 1,00.10-4 M.
c1) Dự đoán hiện tượng quan sát được khi chuẩn độ đạt đến điểm tương đương nếu dùng phenolphthalein làm chất chỉ thị cho phép chuẩn độ trên.
c2) Xác định thể tích acid cần dùng khi phép chuẩn độ kết thúc.
Một mẫu dung dịch H2SO4 (gọi là mẫu A) được phân tích bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch NaOH 0,213 M vào 100 mL dung dịch mẫu A rồi lắc đều. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy trong hỗn hợp dung dịch còn dư ion OH–. Phần ion dư này cần 13,21 mL HCl 0,103 M để trung hoà. Tính nồng độ mol L–1 của mẫu A.
: a) Cốc A chứa 50 mL dung dịch KOH 0,10 M được chuẩn độ với dung dịch HNO3 0,10 M. Sau khi thêm 52 mL dung dịch HNO3 vào, pH của dung dịch trong cốc A là
A. 2,80. B. 2,71. C. 2,40. D. 3,00.
b) Chuẩn độ 100,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M bằng dung dịch HCl 1,0 M. Thể tích dung dịch HCl cần thêm để dung dịch thu được có pH = 12 là
A. 8,91 mL. B. 8,52 mL. C. 9,01 mL. D. 8,72 mL.
Một học sinh cân 1,062 g NaOH rắn rồi pha thành 250 mL dung dịch A.
a) Tính nồng độ CM của dung dịch A.
b) Lấy 5,0 mL dung dịch A rồi chuẩn độ với dung dịch HCl 0,1 M thì thấy hết 5,2 mL. Tính nồng độ dung dịch A từ kết quả chuẩn độ trên.
c) Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc sai khác nồng độ dung dịch A trong câu a và b.
A. 0,2M
B. 0,05M
C. 0,1M
D. 0,15M
A. 0,2M
B. 0,102M
C. 0,1M
D. 0,21M
Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Để chuẩn độ 10ml dung dịch HCl này cần 20ml dung dịch NaOH. Giá trị nồng độ của dung dịch HCl trên là?
Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chỉ thị phenolphtalein. Tại thời điểm tương đương, điều nào sau đây không đúng?
Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, dung dịch chuẩn là