Đề bài

Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:

  • A.

    Cu, Fe, Zn, Al, Na, K

  • B.

    Al, Na, Fe, Cu, K, Zn

  • C.

    Fe, Al, Cu, Zn, K, Na

  • D.

    Fe, Cu, Al, K, Na, Zn.

Phương pháp giải

Dựa vào dãy hoạt động hóa học.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là: Cu, Fe, Zn, Al, Na, K

Đáp án A

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Quan sát các đồ vật làm từ kim loại sắt, đồng, vàng, bạc,… xung quanh em. Đồ vật nào dễ bị gỉ? Từ đó, em có nhận xét gì về khả năng tham gia phản ứng hóa học của các kim loại này.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chuẩn bị: 1 mẩu natri bằng hạt đậu xanh, đinh sắt và dây đồng; 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số (1), (2), chậu thủy tinh đựng sắt

Tiến hành: Cho mẩu natri vào chậy thủy tinh đựng nước, đinh sắt và ống nghiệm (1) dây đồng với ống nghiệm (2).

(Phản ứng của kim loại natri với nước xem hình 18.5, Bài 18)

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hóa học của nhóm kim loại này

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

Chuẩn bị: đinh sắt, dây đồng, hai ống nghiệm đựng cùng một lượng dung dịch HCl cùng nồng độ

Tiến hành: Cho đinh sắt, dây đồng vào từng ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch HCl

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen khỏi acid)?

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hydrogen

c) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt với đồng

Xem lời giải >>
Bài 4 :

So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Ag và Cu

Chuẩn bị: dây đồng, dung dịch AgNO3 2%; ống nghiệm, panh

Tiến hành: Dung phanh kẹp đây đồng đã được uốn thành hình lò xo đưa vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 2%

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại đồng và bạc. Giải thích

c) Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hiện tượng xảy ra khi nhúng lá kẽm vào dung dịch copper(II) sulfate, có thể kết luận rằng kẽm là kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt động hóa học giữa các kim loại natri, sắt và đồng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chuẩn bị

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm

Hóa chất: dung dịch AgNO3 0,1M, phoi đồng.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

Cho khoảng 2-3 ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa phoi đồng

Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hóa học minh họa

So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa đồng và bạc

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có, hãy hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng đó

a) Fe + HCl \( \to \)

b) Cu + HCl \( \to \)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng tương tự như với dung dịch HCl.

a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chuẩn bị

Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

Hóa chất: dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi đồng

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

Đặt 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3ml dung dịch HCl

Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng

Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm (nếu có). Giải thích sự hình thành bọt khí và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra

Chỉ ra các hoạt động hoa shọc kém hơn hydrogen (H)

Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại trên hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chuẩn bị

Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh (loại 250 ml) có dán nhãn là tên kim loại sẽ cho vào, ống đong, ống hút nhỏ giọt

Hóa chất: nước chất, mảnh manesium, mẩu natri nhỏ (khoảng hạt đậu xanh), dung dịch phenolphthalein.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

Cho khoảng 40 – 50 ml nước cất và 2 giọt dung dịch phenolphthalein vào mỗi cốc thủy tinh

Cho từng kim loại Na, Mg vào cốc thủy tinh đã dán nhãn tương ứng

Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

So sánh mức độ hoạt động hóa học giữa natri và magnesium

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Từ các thí nghiệm 1,2 và 3, hãy sắp xếp các kim loại Mg, Fe, Cu, Ag, Na thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Na và Mg

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Giải thích vì sao phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tiến hành thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Fe, Cu, Mg

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh hoạt và viết phương trình hóa học của phản ứng

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại giảm dần như sau:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho 1 mẩu sodium vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl                          B. Cu(NO3)2                 C. AgNO3                     D. Mg(NO3)2.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong các kim loại natri, kẽm, đồng, bạc, magnesium, kim loại nào có tính chất sau đây?

a) Tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường, tỏa nhiệt mạnh và giải phóng khí hydrogen.

b) Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hydrogen.

c) Đẩy sắt ra khỏi muối của sắt trong dung dịch.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần từ trái qua phải

(2) Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành  dung dịch base và giải phóng khí hydrogen

(3) Kim loại đứng sau H phản ứng với 1 số dung dịch acid ( HCl, H2SO4 loãng,...) giải phóng khí hydrogen

(4) Kim loại đứng trước ( trừ K, Na,...) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Phát biểu nào đúng về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại?

A. (3), (4)

B. (2), (4)

C. (1), (4)

D. (2), (3)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Khi được cho vào dung dịch nước của chất bất kì, các kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca sẽ ưu tiên phản ứng với nước trong dung dịch.

Cho mẩu Na nhỏ vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate dư.

a) Dự đoán hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Có thể dung K để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối được không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của các kim loại với một số chất sẽ:

A. So sánh được tính chất hóa học giữa các kim loại.

B. So sánh được mức độ hoạt động hóa học của các kim loại với nhau.

C. Xác định được tính chất hóa học của một số kim loại

D. So sánh được tính kim loại giữa nguyên tử của các nguyên tố kim loại.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tiến hành thí nghiệm 3. SO sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Ag và Cu (trang 93, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại đồng và bạc. Giải thích

c) Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tiến hành thí nghiệm 2. Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid (trang 92, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen khỏi acid)?

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hydrogen

c) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt với đồng

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tiến hành thí nghiệm 1. Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước (trang 92, SGK KHTN 9) và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hoạt động hóa học của các nhóm kim loại này.

Xem lời giải >>