Đề bài

Cho hình chữ nhật \(ABCD\), kẻ \(AH \bot BD\) tại \(H\).

a) Chứng minh \(\Delta ADH\) đồng dạng với \(\Delta BDA\).

b) Chứng minh \(\Delta AHD\) đồng dạng với \(\Delta BHA\) và \(A{H^2} = DH.BH\)

c) Tính \(AD, AB\) biết \(DH = 9 cm, BH = 16 cm\).

d) Gọi \(K, M, N\) lần lượt là trung điểm của \(AH, BH, CD\). Chứng minh rằng tứ giác \(MNDK\) là hình bình hành và \(\widehat {AMN} = {90^o}\).

Phương pháp giải

- Vẽ hình theo yêu cầu bài toán.

- Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau.

- Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

d) Chứng minh \(KM\) là đường trung bình của \(\Delta AHB\)

Từ đó suy ra tứ giác \(KMND\) là hình bình hành (tứ giác có cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

Chứng minh \(K\) là trực tâm của tam giác \(ADM\) suy ra \(HK \bot AM\).

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

a) Xét \(\Delta AHD\) và \(\Delta DAB\) có:

\(\widehat {AHD} = \widehat {DAB} = {90^o}\)

\(\widehat {ABD}\) chung

Suy ra \(\Delta AHD\) ᔕ \(\Delta DAB\) (g.g)

b) Ta thấy \(\widehat {HAD} + \widehat {HAB} = \widehat {ABH} + \widehat {HAB} = {90^o}\)

Suy ra: \(\widehat {HAD} = \widehat {ABH}\)

Xét \(\Delta AHD\) và \(\Delta BHA\) có:

\(\begin{array}{l}\widehat {AHD} = \widehat {BHA} = {90^o}\\\widehat {HAD} = \widehat {ABH}\end{array}\)

Suy ra \(\Delta AHD\) ᔕ \(\Delta BHA\) (g.g)

Suy ra \(\frac{{AH}}{{BH}} = \frac{{HD}}{{AH}}\). Suy ra \(A{H^2} = HB.HD\)

c) Ta có \(A{H^2} = HB.HD\) (cmt)

Thay số, ta được: \(A{H^2} = 9.16 = 144\)

Suy ra: \(AH = \sqrt {144}  = 12\,\left( {cm} \right)\)

Áp dụng định lý pythagore vào tam giác vuông \(AHD\) và \(AHB\), ta có:

\(A{B^2} = A{H^2} + H{B^2} = {12^2} + {16^2} = 400\)

Suy ra \(AB = \sqrt {400}  = 20\,\left( {cm} \right)\)

\(A{D^2} = A{H^2} + H{D^2} = {12^2} + {9^2} = 225\)

Suy ra \(AD = \sqrt {225}  = 15\,\left( {cm} \right)\)

d) Xét \(\Delta AHB\) có \(K, M\) lần lượt là trung điểm của \(HA, HB\) nên \(KM\) là đường trung bình của \(\Delta AHB\)

Suy ra \(KM\parallel AB;\,KM = \frac{1}{2}AB\)

Mà \(AB\parallel CD;\,AB = CD;\,DN = \frac{1}{2}CD\)

Nên \(KM\parallel DN;\,KM = DN\)

Tứ giác \(KMND\) là hình bình hành

Ta thấy \(KM\parallel CD\) mà \(DC \bot AD\) nên \(MK \bot AD\)

Tam giác \(ADM\) có \(MK \bot AD;\,AH \bot DM\) nên \(K\) là trực tâm của tam giác \(ADM\)

Suy ra: \(HK \bot AM\)

Lại có \(MN\parallel DK\) nên \(MN \bot AM\) hay \(\widehat {AMN} = {90^o}\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho tam giác ABC có \(AB = 9cm,AC = 12cm,BC = 15cm.\)

a)      Chứng minh tam giác ABC vuông tại A.

b)     Trên tia đối của tia AB, lấy điểm D sao cho \(AD = 5cm.\) Tính độ dài CD.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một viên bi lăn theo đoạn đường từ A đến D như hình vẽ \((AB \bot BC,BC \bot CD)\). Hãy tính khoảng cách AD. Biết rằng AB = 10m, BC = 12m, CD = 6m.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho tam giác \(ABC\), đường cao \(AH\). Biết \(AC = 15\,cm\), \(AH = 12\,cm\), \(BH = 9\,cm\). Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), có \(AB = 6\, cm\), \(AC = 8\, cm\). \(D\) là một điểm sao cho \(BD = 16\, cm\), \(CD = 24\, cm\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho tam giác \(ABH\) vuông tại \(H\) có \(AB = 20\, cm\), \(BH = 12\, cm\). Trên tia đối của tia \(HB\) lấy điểm \(C\) sao cho \(AC = \frac{5}{3}AH\). Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải >>