Đề bài

Phát biểu nào sau đây về amino acid là không đúng?

  • A.

    Trong dung dịch, amino acid tồn tại ở dạng ion lượng cực và ion của amino acid đó.

  • B.

    Tất cả amino acid đều có tính lưỡng tính

  • C.

    Tất cả amino acid đều không làm quỳ tím đổi màu        

  • D.

    Tất cả amino acid cấu tạo nên peptide và protein đều là a-amino acid

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

C sai vì glutamic acid hoặc lysine có thể làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án C

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Khoảng 20 amino acid thiên nhiên là cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống. Amino acid cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như thực phẩm, dược phẩm, tơ sợi,... Vậy, amino acid là gì? Amino acid có đặc điểm cấu tạo và tính chất như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các amino acid dưới đây:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

CH3CH2COONH4 (A)

CH3NHCH2COOC2H5 (B)

 

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho biết các chất dưới đây là \(\alpha ,\beta ,\gamma \)amino acid và gọi tên các amino acid này bằng tên thay thế:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Viết công thức cấu tạo của các amino acid có cùng công thức phân tử C3H7NO2. Gọi tên các amino acid trên theo danh pháp thay thế và danh pháp bán hệ thống

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89. Biện luận để xác định công thức phân tử của A. Viết công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa A thành B.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Amino acid là đơn vị hình thành nên peptide và protein cho cơ thể. Amino acid, peptide là gì? Chúng có cấu tạo và tính chất đặc trưng nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 7.1, cho biết trong phân tử amino acid có chứa nhóm chức hoá học nào. Nguyên tử carbon ở vị trí thứ 2 đến 6 theo chữ cái Hy Lạp được viết và đọc như thế nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát Hình 7.1 và Hình 7.2, nêu đặc điểm cấu tạo phân tử amino acid. Phân tích cách đọc theo tên hệ thống.

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

CH3CH2COONH4(A); CH3NHCH2COOC2H5 (B); H2NCH2CH2CONH2 (C); H2NCH2COOH (D)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

NH2CH2COOH có tên thông thường là:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Có bao nhiêu nhóm (-NH2) trong phân tử valine?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phân tử C3H7NO2 có a đồng phân cấu tạo là amino acid; phân tử C4H9NO2 có b đồng phân cấu tạo là a-amino acid. Giá trị của a, b lần lượt là

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch glycine có tính chất lưỡng tính.

(b) Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(c) Glutamic acid được dùng làm bột ngọt.

(d) Hợp chất H2N – CH2 – COO – C2H5 là ester của glycine.

Số phát biểu đúng là

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,60%; %H = 8,74%; %N = 13,59%; còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau: HOOCCH2CH(NH2)COOH, H2NCH2COOH, H2NCH2CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COOH. Dự đoán môi trường (acid, base, trung tính) của dung dịch mỗi amino acid trên. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

(a) Khi thay nguyên tử H trong phân tử hydrocarbon bằng nhóm amino và nhóm carboxyl, thu được hợp chất amino acid.

(b) Trong phân tử amino acid có đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

(c) Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có 2 α – amino acid là đồng phân cấu tạo của nhau.

(d) Alanine và glycine là các amino acid thiên nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

3 Leucine có công thức cấu tạo HOOCCH(NH2)CH2CH(CH3)2 là α – amino acid có khả năng điều hòa sự tổng hợp protein của cơ. Tên theo danh pháp thay thế của leucine là

A. 2 – aminoisohexanoic acid.

B. 2 – amino – 4 methypentanoic acid.

C. 4 – amino – 2 – methylpentanoic acid.

D. 2 – amino – isohexanoic acid.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chất nào dưới đây không phải là amino acid?

A. Lysine                            B. Glycine                      C. Aniline                         D. Glutamic acid

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho các hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây:

Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α – amino acid?

A. Chất (2), chất (3) và chất (4)                                  B. Chất (1) và chất (2).

C. Chất (1) và chất (3)                                               D. Chất (1), chất (2) và chất (4).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thủy phân hoàn toàn Bradykinin (B) thu được: 2Agr, Gly, 2Phe, 3Pro và Ser. Thủy phân không hoàn toàn B thu được Pro – Pro – Gly, Ser – Pro – Phe, Pro – Gly – Phe. Arg – Pro và Phe – Ser. Biết Arg là amino acid đầu C. Xác định trật tự liên kết của amino acid trong B.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 9.11 - 9.15

Các phát biểu về cấu tạo của amino acid:

a) Chúng luôn chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

b) Số nhóm carboxyl luôn nhiều hơn số nhóm amino.

c) Luôn tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

d) Trong Glu, số nhóm carboxyl nhiều hơn số nhóm amino.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Loại liên kết được hình thành giữa các amino acid trong peptide được gọi là

A. liên kết ion                                                                   B. liên kết hydrogen

C. liên kết peptide                                                            D. liên kết cộng hóa trị

Xem lời giải >>
Bài 24 :

H2N – CH2 – COOH tồn tại chính ở dạng

A. phân tử trung hòa                                                         B. ion lưỡng cực

C. cation                                                                           D. anion.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Amino acid thiết yếu là các amino acid

A. có thể được tổng hợp bởi cơ thể con người.

B. phải được lấy thông quá chế độ ăn uống.

C. không cần thiết cho sức khỏe con người

D. chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hợp chất nào sau đây là amino acid?

A. H2NCH2COOCH3                                                        B. CH3NHCH2CH3.

C. H2NCH2COOH                                                            D. HOCH2COOH.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tại sao amino acid có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực trong môi trường nước?

A. Do có tính chất anion của nhóm carboxyl.

B. Do có khả năng hình thành liên kết hydrogen.

C. Do khả năng chuyển dịch proton giữa nhóm amine và nhóm carboxyl.

D. Do tính chất lưỡng tính của nhóm amine.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Amino acid chứa nhóm chức nào sau đây?

A. Chỉ có nhóm amine.

B. Chỉ có nhóm carboxyl.

C. Cả nhóm amine và nhóm carboxyl.

D. Cả nhóm amine và nhóm hydroxyl.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Bradykinin là một peptide được sản sinh từ huyết thanh trong máu. là chất làm giãn mạch máu và gây co cơ trơn, chất trung gian gây ra tình trạng viêm

a) Bradykinin được tạo thành từ bao nhiêu đơn vị amino acid? Cho biết số liên kết peptide có trong Bradykinin. Có bao nhiêu amino acid khác nhau tạo nên loại oligopeptide trên?

b) Sử dụng Bảng 7.1, cho biết tên viết tắt của Bradykinin.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Có bao nhiêu amino acid cần thiết phải cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm, dinh dưỡng?

A. 9                  B. 20                       C. 10.                    D. 18.

Xem lời giải >>