Đề bài

Phương pháp dùng để tách chất rắn tan, khó bay hỏi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó người ta làm cho dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại gọi là phương pháp

  • A.

     lọc.

  • B.

    lắng.

  • C.

    cô cạn.

  • D.

    chiết.

Phương pháp giải

Phương pháp tách biệt và tinh chế một số hợp chất.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Phương pháp dùng để tách chất rắn tan, khó bay hỏi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó người ta làm cho dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại gọi là phương pháp cô cạn.

Chọn C.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Biển có rất nhiều nước mà không thể uống được. Làm thế nào để biến nước biển thành nước ngọt?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Để thu được muối ăn, những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể làm nước bay hơi nhanh hơn bằng những cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lấy một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tại sao hạt bụi bị tách khỏi không khí? hạt phù sa bị tách khỏi nước sông?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hoạt động: Thực hiện ở nhà

Tính chất của chất tan trong dung dịch có khác với ban đầu không?

Chuẩn bị: 1 cốc, 1 thìa, muối ăn, nước

Tiến hành: Pha 3-5 thìa nhỏ muối ăn vào cốc đựng 20ml nước ấm, khuấy đều.Nếm thử vị dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên lửa đến khi nước bay hơi hết. Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Em hãy: nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hoạt động: Phân biệt huyền phù với dung dịch

Chuẩn bị: 2 cốc nước, đường, bột sắn dây

Tiến hành: Cho một thìa đường vào cốc thứ nhất, cho một thìa bột sắn dây vào cốc thứ hai. Khuấy đều hai cốc. Để yên 2-3 phút.


Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

2. Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hoạt động: Lọc nước từ hỗn hợp nước lẫn đất

Chuẩn bị: nước, 2 cốc thủy tinh, đất, phễu lọc, giấy lọc.

Tiến hành:

- Lấy một cốc nước, cho 1 thìa đất vào cốc. Khuấy mạnh cho hỗn hợp trong cốc đục đều lên. Dừng khuấy và quan sát.

- Gấp giấy lọc và đặt vào phễu (hình 17.3)

- Gạn lấy lớp nước dưới phía trên (gọi là nước gạn), đem rót từ từ đến hết vào phễu lọc có giấy lọc (hình 17.4). Nước chảy ra khỏi phễu lọc được thu vào cốc hứng, gọi là nước lọc.

Em hãy quan sát, so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc.


Xem lời giải >>
Bài 8 :

Người xưa có câu: Đãi cát tìm vàng. Vậy người ta đã tách vàng ra khỏi cát như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Các chất lỏng thu được có còn lẫn vào nhau không?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tại sao phải mở khóa phễu chiết một cách từ từ?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta làm thế nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Có một mẫu có muối lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối khỏi cát

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quá trình làm muối từ nước biển sử dụng phương pháp tách chất nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Thực hành trang 62: Tách cát khỏi hỗn hợp cát với nước bằng cách lọc theo các bước sau:

- Gấp giấy lọc (hình 11.2a) và đặt vào phễu lọc (hình 11.2b).

- Đặt phễu lọc lên bình tam giác, làm ướt giấy lọc bằng nước.

- Để cát trong hỗn hợp lắng xuống (hình 11.2c).

- Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuống phễu lọc đã có giấy lọc (hình 11.2d), tráng cốc và đổ tiếp vào phễu. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác (hình 11.2e)

Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào của cát để có thể tách nó ra khỏi nước.


Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách cô cạn theo các bước sau:

- Nhỏ 1 ml dung dịch nước muối vào bát sứ.

- Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.

Cho biết:

- Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại chất gì?

- Dựa vào tính chất vật lí nào của muối ăn để tách nó ra khỏi nước muối?


Xem lời giải >>
Bài 16 :

Quá trình sản xuất đường ăn trong công nghiệp được thực hiện theo sơ đồ sau. Hãy mô tả lại quá trình đó.

 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất khỏi hỗn hợp.

 
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy lựa chọn một cách chiết phù hợp để:

a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm

b. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước

c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước. 

Vì sao em chọn cách đó?

 
Xem lời giải >>
Bài 19 :

Ngoài cách lọc, cô cạn, chiết, ta còn có thể sử dụng nhiều cách khác để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Ví dụ, người ta có thể tách cát và sắt ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách sử dụng một thanh nam châm được bọc màng nhựa như hình dưới đây. Sắt bị nam châm hút còn cát không bị thanh nam châm hút.


Hãy đề xuất cách thu gom đinh sắt hoặc các vật nhỏ bằng sắt.

 
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước bằng cách chiết theo các bước sau:

- Đặt phễu chiết lên giá thí nghiệm và khóa phễu (hình 11.4a)

- Lắc đều hỗn hợp dầu ăn và nước rồi rót hỗn hợp vào phễu chiết (hình 11.4b)

- Đậy nắp phễu chiết. Để yên phễu chiết sau một thời gian cho dầu ăn và nước trong hỗn hợp tách thành hai lớp (hình 11.4c).

- Mở nắp phễu chiết (hình 11.4d).

- Mở khóa phễu từ từ để thu lớp nước ở dưới vào bình tam giác (hình 11.4e).

Có thể lặp lại quá trình trên vài lần để tách hoàn toàn nước và dầu ăn.

Hãy cho biết, dựa vào tính chất vật lí nào của dầu ăn để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước.


Xem lời giải >>
Bài 21 :

Sau đợt lũ tràn về, nguồn nước sinh hoạt của nhiều nhà đã bị nhiễm bẩn. Vậy làm thế nào để có nguồn nước sạch sử dụng an toàn?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Ở các vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

 
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Xem lời giải >>
Bài 24 :

 Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?


Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách chất ra khỏi hỗn hợp

a. Đường và nước

b. Bột mì và nước

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng được cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

 Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1


Xem lời giải >>
Bài 30 :

 Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng

 
Xem lời giải >>