Đề bài

Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt

  • A.

    phản ứng đốt cháy gas.          

  • B.

    phản ứng nung đá vôi CaCO3.

  • C.

    phản ứng hoà tan viên C sủi vào nước.         

  • D.

    phản ứng phân huỷ đường.

Phương pháp giải

Dựa vào năng lượng của phản ứng.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Phản ứng đốt cháy gas tỏa nhiệt mạnh nên là phản ứng tỏa nhiệt.

Đáp án A

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong các phản ứng hóa học ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 phản ứng nào tỏa nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt?

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.

b) Cồn cháy trong không khí.

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm hiểu và chỉ ra thêm một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên có kèm theo sự toả nhiệt hoặc thu nhiệt.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :
  1. Thức ăn được tiêu hoá chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.

  2. Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt), Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Than, xăng, đầu... là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.

Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C.

CaCO3 🡪 CaO + CO2

Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 - 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 - 1 400 °C).

Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô.

a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học?

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.

(2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống.

(3) Vôi sống nóng để nguội.

(4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn.

(b) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt.

C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt.

D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt.

c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các phản ứng hóa học sau, hãy cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào (tỏa nhiệt hay thu nhiệt)

Phản ứng

Phản ứng tỏa nhiệt

Phản ứng thu nhiệt

a) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao, sinh ra vôi sống và khí carbon dioxide

 

 

b) Khí biogas cháy, sinh ra khí carbon dioxide và nước

 

 

c) Đun nóng đường để thành caramen (nước hàng)

 

 

d) Phản ứng của sắt với sulfur cần đun nóng lúc đầu, sau đó phản ứng tự xảy ra, tạo thành iron(II) sulfur

 

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không?

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Than, xăng, dầu,… là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thức ăn được tiêu hóa chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong các quá trình cho dưới đây, quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt, quá trình nào là quá trình thu nhiệt?

STT

Quá trình

STT

Quá trình

1

Đá viên tan chảy.

6

Cho nước vào vôi sống(tôi vôi)

2

Đốt than.

7

Đốt cháy cồn.

3

Nước bay hơi.

8

Luộc trứng.

4

Cho baking soda vào dung dich giấm ăn.

9

Làm lạnh trong túi chườm lạnh

5

Xăng cháy trong không khí

10

Nướng bánh.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

A. Cung cấp năng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng,…

D. Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, tàu thủy,…

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung năng lượng trong quá trình phản ứng?

A.1.

B.2.

C.3.

D.4.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho các quá trình biến đổi hóa học sau:

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc

(2) Phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao (900 oC - 1000 oC) thành vôi sống.

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho khoảng một thìa cafe bột NaHCO3 vào bình tam giác, sau đó thêm vào bình 10 ml dung dịch CH3COOH. Chạm tay vào thành bình ta thấy bình lạnh đi, đây là phản ứng:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ là

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Phản ứng tỏa nhiệt là:

Xem lời giải >>