Đề bài

Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló

  • A.

    lệch một góc chiết quang A

  • B.

    đi ra ở góc B

  • C.

    lệch về đáy của lăng kính

  • D.

    đi ra cùng phương

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về đường truyền của tia sáng khi đi qua lăng kính

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Khi ánh sáng đi qua lăng kính, nó sẽ bị lệch về đáy của lăng kính do hiện tượng khúc xạ.

Đáp án C

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu một số vật trong suốt xung quanh em có hình dạng giống như lăng kính.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào quang phổ thu được trong thí nghiệm, so sánh chiết suất của lăng kính với các ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ánh sáng từ đèn sợi đót sau khi đi qua lăng kính tạo thành một chùm sáng có màu từ đỏ đến tím như hình bên. Lăng kính có tác dụng gì trong hiện tượng này?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy chỉ ra góc chiết quang, mặt bên, cạnh và đáy của lăng kính có trong thí nghiệm

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hiện tượng tán sắc ánh sáng

Chuẩn bị:

- Lăng kính gắn trên giá (1);

- Đèn chiếu ánh sáng trắng có khe hẹp (2);

- Màn hứng chùm sáng (3);

- Nguồn điện và dây nối (4);

- Tấm kính lọc sắc màu đỏ và tấm kính lọc sắc màu tím (5).

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như Hình 7.4.

 

- Chiếu chùm ánh sáng trắng từ đèn vào mặt bên của lăng kính, dùng màn chắn dịch chuyển phía sau lăng kính để hứng vệt sáng trên màn.

Thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:

1. Mô tả đường đi của tia sáng qua lăng kính mà em quan sát được

2. Viết ra thứ tự các màu trên màn

3. Những màu sắc khác nhau cho biết điều gì về thành phần của chùm ánh sáng chiếu tới?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Thí nghiệm 2:

Chuẩn bị:

Dụng cụ thí nghiệm như thí nghiệm 1.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như hình 7.4

- Chiếu ánh sáng trắng từ đèn vào mặt bên của lăng kính.

- Lần lượt dùng kính lọc sắc màu đỏ và màu tím chắn vào khe hẹp của nguồn sáng.

- Dùng màn chắn dịch chuyển phía sau lăng kính để hứng vệt sáng trên màn.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:

1. Khi chiếu ánh sáng qua tấm kính lọc sắc đến mặt bên lăng kính, ánh sáng có bị tách thành nhiều màu không?

2. So sánh góc lệch của tia sáng màu đỏ và màu tím

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ở hoạt động khởi động, hãy giải thích sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát hình 7.6 và cho biết:

 

1. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, tại sao tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới SI

2. Khi ánh sáng truyền từ lăng kính ra không khí, tại sao tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới IJ

3. Dựa vào sự truyền sáng qua lăng kính, hãy giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng. Biết rằng chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất lớn nhất với tia tím, chiết suất nhỏ nhất với tia đỏ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

1. Hình vẽ nào trong Hình 7.7 chỉ đúng đường đi của tia sáng qua lăng kính khi lăng kính đặt trong không khí?

 

2. Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,41. Mặt phẳng tiết diện chính của lăng kính là tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng tiết diện chính tới mặt bên AB của lăng kính với góc tới i1 = 45°. Về đường truyền của tia sáng qua lăng kinh.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Có ba tia sáng màu đỏ, lục, tím chiếu đến mặt bên của một lăng kính với cùng một góc tới. Hãy vẽ các tia ló sau khi ra khỏi lăng kính.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

 Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình

Xem lời giải >>
Bài 12 :

 Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló

Xem lời giải >>
Bài 13 :

 Chiếu một chùm sáng song song tới mặt bên của một lăng kính và có tia ló ra mặt bên còn lại. Khi thay đổi góc tới của tia tới thì góc lệch giữa tia ló so với tia tới

Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Khi chiếu một chùm tia sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

 Trong một số dụng cụ quang, khi cần làm cho chùm sáng lệch một góc vuông, người ta thường dùng lăng kính phản xạ toàn phần thay cho gương phẳng vì

Xem lời giải >>
Bài 16 :

 Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh để chiết suất là

Xem lời giải >>
Bài 17 :

 Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình vẽ. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

 Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính với một chữ só thập phân).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

 Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phận toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Góc chiết quang A của lăng kính là

Xem lời giải >>
Bài 21 :

 Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5; tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 30o.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

 Lăng kính có góc ở đỉnh là 60o. Chùm tia song song qua lăng kính có độ lệch cực tiểu là Dmin = 42o. Tìm chiết suất của lăng kính.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

 Chọn câu trả lời đúng. Hai tia sáng song song chiếu thẳng góc vào mặt đáy của lăng kính như hình vẽ, có chiết suất n=\(\sqrt 2 \). Góc giữa hai tia ló là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

 Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n. chiếu một tia tới nằm trong tiết diện thẳng vào mặt bên dưới góc tới i1 = 45o, khi đó góc lệch D đặt giá trị cực tiểu và bằng 30o, tìm chiết suất của lăng kính.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

 Một lăng kính có góc chiết quang A = 60o. Khi ở trong không khí thì góc lệch của cực tiểu là 30o. Khi ở trong một chất lỏng trong suất chiết suất x thì góc lệch cực tiểu là 4o. Cho biết \(\sin 32^\circ  = \frac{{3\sqrt 2 }}{8}\). Xác định giá trị của x.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy mô tả cấu tạo của lăng kính trong phòng thí nghiệm bằng hình vẽ và chỉ ra góc chiết quang, mặt bên, cạnh và đáy của lăng kính.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Một tia sáng truyền qua tiết diện thẳng của một lăng kính như Hình 7.1. Góc lệch D của tia sáng có giá trị phụ thuộc các biến số độc lập nào?

 

A. Góc tới i1 và góc A.

B. Góc A và chiết suất n.

C. Góc A, góc tới i1 và chiết suất n.

D. Góc A, góc tới i1 và góc tới i2.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tìm phát biểu sai.

A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

B. Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng phát ra là ánh sáng trắng.

C. Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng có màu sắc khác nhau trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau.

D. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông như Hình 7.2. Biết \(\widehat {ABC}\)= 30°,

góc chiết quang của lăng kính có giá trị bằng

 

A. 30°.

B. 90°.

C. 60°.

D. 30°, 90° hoặc 60° tuỳ thuộc vào đường truyền của tia sáng.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của tiết diện thẳng của một lăng kính có chiết suất n = 1,41 và góc ở đỉnh A 30°, B là góc vuông (Hình 7.3). Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính. Cho biết sin 30° = 0,5; sin 45° ≈ 0,7.

 

Xem lời giải >>