Đề bài

Hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) trên khoảng K. Hình vẽ dưới là đồ thị của hàm số f’(x) trên khoảng K. Hỏi hàm số f(x) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    0

  • D.

    3

Phương pháp giải

Hàm số đạt cực trị tại \({x_0}\) khi f’(x) đổi dấu khi đi qua \({x_0}\).

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

Quan sát đồ thị thấy f’(x) đổi dấu khi đi qua x = -1. Vậy f(x) có duy nhất 1 điểm cực trị là x = -1.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\). Thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:

a) Tính y’ và tìm các điểm tại đó \(y' = 0\).

b) Xét dấu y’ để tìm các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến và cực trị của hàm số.

c) Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } y\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y\) và lập bảng biến thiên của hàm số.

d) Vẽ đồ thị của hàm số và nhận xét về tính đối xứng của đồ thị.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) \(y = - {x^3} + 6{x^2} - 9x + 12\);
b) \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\);
c) \(y = \frac{{{x^2} - 2x}}{{x - 1}}\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) \(y = {x^3} - 3{x^2}\);

b) \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 2}}\);

c) \(y = \frac{{2{x^2} + x - 2}}{{x - 1}}\).

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một tàu đổ bộ tiếp cận Mặt Trăng theo cách tiếp cận thẳng đứng và đốt cháy các tên lửa hãm ở độ cao 250km so với bề mặt của Mặt Trăng.

Trong khoảng 50 giây đầu tiên kể từ khi đốt cháy các tên lửa hãm độ cao hát của con tàu so với bề mặt của mặt trăng được tính gần đúng bởi hàm:

\(h\left( t \right) =  - 0,01{t^3} + 1,1{t^2} - 30t + 250\)

Trong đó t là thời gian tính bằng giây và h là độ cao tính bằng kilômét.

a) Tìm thời điểm t (0 ≤ t ≤ 70) sao cho con tàu đạt khoảng cách nhỏ nhất so với bề mặt của Mặt Trăng. Khoảng cách nhỏ nhất này là bao nhiêu?

b) Vẽ đồ thị của hàm số y = h(t) với 0 ≤ t ≤ 70 (đơn vị trên trục hoành là 10 giây, đơn vị trên trục tung là 50 km).

c) Gọi v(t) là vận tốc tức thời của con tàu ở thời điểm t (giây) kể từ khi đốt cháy các tên lửa hãm với 0 ≤ t ≤ 70. Xác định hàm số v(t).

d) Vận tốc tức thời của con tàu lúc bắt đầu hãm phanh là bao nhiêu? Tại thời điểm t = 25 (giây) là bao nhiêu?

e) Tại thời điểm t = 25 (giây), vận tốc tức thời của con tàu vẫn giảm hay đang tăng trở lại?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xét phản ứng hoá học tạo ra chất C từ hai chất A và B:

\(A{\rm{ }} + {\rm{ }}B{\rm{ }} \to {\rm{ }}C\)

Giả sử nồng độ của hai chất AB bằng nhau [A] = [B] = a (mol/l). Khi đó, nồng độ của chất C theo thời gian t (t > 0) được cho bởi công thức: \(\left[ C \right]\; = \;\frac{{{a^2}Kt}}{{aKt + 1}}\) (mol/l), trong đó K là hằng số dương.

a) Tìm tốc độ phản ứng ở thời điểm t > 0.

b) Chứng minh nếu \(x\; = \;\left[ C \right]\) thì

c) Nêu hiện tượng xảy ra với nồng độ các chất khi \(t\; \to \; + \infty \)

d) Nêu hiện tượng xảy ra với tốc độ phản ứng khi \(t\; \to \; + \infty \)

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau

a,\(y = {x^3} - 3{x^2} + 2\)

\(b,\;y =  - {x^3} + 3{x^2} - 6x\)

\(c,y = \frac{{3x - 2}}{{x - 2}}\)

\(d,y = \frac{x}{{2x + 3}}\)

\(e,y = \frac{{{x^2} + 2x + 4}}{x}\)

\(g,y = \frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{x + 2}}\;\)

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong một nhà hàng, mỗi tuần để chế biến x phần ăn (x lấy giá trị trong khoảng từ 30 đến 120) thì chi phí trung bình (đơn vị: nghìn đồng) của một phần ăn được cho bởi công thức:

\(\overline C (x) = 2x - 230 + \frac{{7200}}{x}\)

a) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số \(\overline C (x)\) trên [30; 120].

b) Từ kết quả trên, tìm số phần ăn sao cho chi phí trung bình của một phần ăn là thấp nhất.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Điện trở R (\(\Omega \)) của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm từ vật liệu có điện trở suất \(\rho \)(\(\Omega \)m), chiều dài \(\ell \)(m) và tiết diện S (\({m^2}\)) được cho bởi công thức

\(R = \rho \frac{\ell }{S}\)

(Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 104)

Giả sử người ta khảo sát sự biến thiên của điện trở R theo tiết diện S (ở nhiệt độ \(20^\circ C\)) của một sợi dây điện dài 10m làm từ kim loại có điện trở suất \(\rho \) và thu được đồ thị hàm số như Hình 6.

a) Có nhận xét gì về sự biến thiên của điện trở R theo tiết diện S?

b) Từ đồ thị, hãy giải thích ý nghĩa của toạ độ giao điểm của đồ thị hàm số với đường thẳng R = 0,001.

c) Tính điện trở suất \(\rho \) của dây điện. Từ đó, hãy cho biết dây điện được làm bằng kim loại nào trong số các kim loại được cho ở bảng sau:

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đường cong dưới đây là đồ thị hàm số nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát bảng biến thiên và cho biết bảng biến thiên đó là của hàm số nào.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đồ thị dưới đây là của hàm số nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như trong hình dưới?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho hàm số \(f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ:

Xác định công thức của hàm số.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho hàm số y = f(x) là hàm số xác định trên R∖{1}, liên tục trên mỗi khoảng xác định và có bảng biến thiên như sau. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ sau:

Xác định công thức của hàm số.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có bảng biến thiên như hình vẽ sau:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 9x + 1\) là:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đường cong trong hình vẽ bên dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 7}}{{x + 2}}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S).
Cho hàm số \(y = x.{e^x}\).
a) \(y' = {e^x} + x.{e^x}\).
b) \(y' = 0\) khi \(x = - 1,x = 0\).
c) \(y' > 0\) khi \(x \in \left( { - 1; + \infty } \right)\) và \(y' < 0\) khi \(x \in \left( { - \infty ; - 1} \right)\).
d) Hàm số đạt cực đại tại \(x = - 1\).

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S).
Cho hàm số \(y = \frac{{3{\rm{x}} - 2}}{{1 - x}}\).
a) Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x = 1\).
b) Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y = 3\).
c) Điểm \(M\) nằm trên đồ thị hàm số có hoành độ \({x_0} \ne 1\) thì tung độ là \({y_0} = - 3 - \frac{1}{{{x_0} - 1}}\).
d) Tích khoảng cách từ điểm \(M\) bất kì nằm trên đồ thị hàm số đến hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số đó bằng 1.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Trong mỗi ý a), b), c), d), chọn phương án đúng (Đ) hoặc sai (S).

Cho hàm số bậc ba \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị là đường cong như Hình 30.

a) Phương trình \(f\left( x \right) = 4\) có hai nghiệm \(x =  - 1,x = 2\).

b) Phương trình \(f\left( x \right) =  - 1\) có hai nghiệm.

c) Phương trình \(f\left( x \right) = 2\) có ba nghiệm.

d) Phương trình \(f\left( {f\left( x \right)} \right) = 4\) có sáu nghiệm.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\) và có bảng biến thiên như sau:

a) Tìm điểm cực đại, cực tiểu; giá trị cực đại, cực tiểu của hàm số.

b) Viết phương trình đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

c) Đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang không? Vì sao?

d) Tìm công thức xác định hàm số, biết hàm số \(f\left( x \right)\) có dạng \(f\left( x \right) = \frac{{a{x^2} + b{\rm{x}} + c}}{{x + n}}\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:

a) \(y = {x^3} - 6{{\rm{x}}^2} + 9x - 2\)   

b) \(y =  - {x^3} - x\)   

c) \(y = \frac{{2{\rm{x}} - 4}}{{{\rm{x}} + 1}}\)

d) \(y = \frac{{ - x + 3}}{{{\rm{x}} - 2}}\) 

e) \(y = \frac{{{x^2} - x + 2}}{{{\rm{x}} + 1}}\) 

g) \(y = \frac{{ - {x^2} + 4}}{{2{\rm{x}}}}\)

Xem lời giải >>