Nội dung từ Loigiaihay.Com
Tìm ví dụ trong thực tế những trường hợp cần tăng hoặc giảm áp suất và giải thích cách làm tăng hay giảm áp suất trong những trường hợp đó.
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Tăng áp suất: Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Ví dụ:
Một số ví dụ về việc tăng áp suất trong thực tế đó là: đầu đinh, dao, kéo, ống hút,... đều được làm nhọn để giảm diện tích bị ép nhằm tăng áp suất.
Một số ví dụ về việc giảm áp suất trong thực tế đó là: Bánh xe tăng (để làm giảm độ lún của vật trên nền đất, người ta làm vật này có mặt tiếp xúc lớn).
Các bài tập cùng chuyên đề
Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó?
Quan sát hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực.
- Lực của người tác dụng lên sợi dây
- Lực của sợi dây tác dụng lên thùng hàng
- Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn
- Lực của ngón tay tác dụng lên mũi đinh.
- Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.
Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún.
Thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ dưới đây.
1. Một người làm vườn cần đóng một chiếc cọc đất. Hãy đề xuất phương án để có thể đóng được một chiếc cọc xuống đất một cách dễ dàng. Giải thích.
2. Để xe ô tô có thể vượt qua vùng đất sụt lún người ta thường làm như thế nào? Mô tả cách làm và giải thích.
Nêu thêm những ví dụ trong thực tế về công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất
Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng
Kéo một xô nước từ giếng lên (Hình 15.1). Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?
- Tiến hành thí nghiệm như hình 15.2, nêu hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm.
- Nêu nhận xét về sự thay đổi độ lớn của lực này khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần.
Lặp lại các bước trên với rượu (hoặc muối).
Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học.
Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.
Mô tả lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng (Hình 15.4)
Tiến hành thí nghiệm như hình 15.5, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa lực đẩy Ác-si-mét và thể tích phần chìm trong nước của khối nhôm.
Trong trường hợp nào sau đây, nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?
- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500mL được nút kín.
- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5L được nút kín.
Thả vào trong nước hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước (Hình 15.6). So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật.
Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm?
Chuẩn bị
Cốc nước, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, vài giọt dầu ăn.
Tiến hành
- Lần lượt thả miếng nhựa, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, vài giọt dầu ăn vào cốc nước.
- Quan sát và rút ra nhận xét vật nào nổi và vật nào chìm.
- Dựa vào bảng 14.1, rút ra mối liên hệ giữa khối lượng riêng của nước và khối lượng riêng của vật nổi, vật chìm.
Chứng minh rằng khi thả một khối đặc trong chất lỏng thì:
- Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
- Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?
Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế
Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?
a) Lực do người tác động lên xe kéo.
b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.
c) Lực do cả thùng hàng tác dụng lên xe kéo.
Tiến hành thí nghiệm như hình 16.2
So sánh độ lún của mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:
- Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm.
- Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16. a, c), tăng áp lực.
So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1 m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.
a, Vì sao các mũi đinh đều được vuốt nhọn (hình 16.4a)?
b, Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?
c, Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?
Một hình lập phương có cạnh 5 cm và trọng lượng 30 N sẽ gây một áp suất là bao nhiêu khi đặt lên mặt sàn nằm ngang?
Dùng xẻng nào trong hình 1 khi ấn sâu vào đất sẽ dễ dàng hơn? Vì sao?
Chọn phát biểu đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
B. Lực đẩy Acsimet có chiều hướng từ trên xuống dưới.
C. Thể tích của vật nhúng trong chất lỏng càng lớn thì độ lớn của lực đẩy Acsimet càng lớn.
D. Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng không thể lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
Khi một vật được nhúng ngập hoàn toàn và nổi lơ lửng trong chất lỏng thì
A. lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên vật.
B. lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
C. lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật có độ lớn bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên vật.
D. lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng trọng lượng riêng của vật.
Một vật nổi trong nước và có một phần thể tích của vật ngập trong nước. Điều gì xảy ra khi cho thêm muối vào nước. Biết khối lượng riêng của nước và nước muối lần lượt là 1 000 kg/m3 và 1 030 kg/m3. Phát biểu nào sau đây đúng.
A. Không có gì xảy ra.
B. Vật chìm xuống.
C. Phần thể tích của vật chìm trong nước giảm đi.
D. Phần thể tích của vật chìm trong nước tăng lên.