Đề bài

Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.

Phương pháp giải

Xu hướng biến đổi biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:

- Bán kính dựa vào:

   + Trong một chu kì: lực hút electron lớp ngoài cùng của hạt nhân.

   + Trong một nhóm: số lớp electron.

- Tính kim loại, phi kim dựa vào: khả năng nhường và nhận electron của nguyên tử.

- Độ âm điện phụ thuộc đồng thời 2 yếu tố: điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:

   + Bán kính: xu hướng giảm dần do điện tích tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn.

   + Tính kim loại có xu hướng giảm dần còn tính phi kim có xu hướng tăng dần. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron của nguyên tố.

   + Độ âm điện: xu hướng tăng dần do điện tích hạt nhân tăng lên, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố:

   + Bán kính: xu hướng tăng dần do số lớp electron tăng dần.

   + Tính kim loại có xu hướng tăng dần còn tính phi kim có xu hướng giảm dần.. Do lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần, làm tăng khả năng nhường electron.

   + Độ âm điện: xu hướng giảm dần do theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm.

Ghi chú: Các quy luật về xu hướng biến đổi bán kinh, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm chỉ áp dụng cho nguyên tố nhóm A.

Xem thêm : SGK Hóa 10 - Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Định luật tuần hoàn đóng vai trò như thế nào trong việc dự đoán tính chất của các chất?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.
Xem lời giải >>
Bài 3 : Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ - rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết công thức hydroxide của nguyên tố Sr (Z = 38) và dự đoán hydroxide này có tính base mạnh hay yếu.

Một acid của Se (Z = 34) có công thức H2SeO4. Acid này là acid mạnh hay yếu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Nguyên tố X có Z = 38, có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 4s24p65s2.

a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì?

c) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X.

d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần

A. khối lượng nguyên tử

B. bán kính nguyên tử

C. số hiệu nguyên tử

D. độ âm điện của nguyên tử

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dựa trên các kiến thức đã được học, hoàn thành những thông tin còn thiếu trong Bảng 7.2

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hãy nêu xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố, đơn chất và hợp chất của chúng để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát Bảng 7.1, hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Fluorine được sử dụng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa. Fluorine (F) là một nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử bằng 9, thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Từ vị trí của fluorine trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của fluorine không? Khả năng phản ứng của fluorine như thế nào?

 

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8.

a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là

A. 1s22s22p3.  

B. 1s22s12p5.  

C. 1s12s22p5.  

D. 1s22s22p4.

b) Nguyên tố X thuộc chu kì

A. 1.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

c) Nguyên tố X thuộc nhóm

A. VIIIB.                    

B. VIB.                       

C. VIIA.                     

D. VIA.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cấu hình electron nguyên tử iron: (Ar) 3d64s2. Iron ở

A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.                     

B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.              

D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sulfur được sử dụng trong quá trình lưu hoá cao su, làm chất diệt nấm và có trong thuốc nổ đen. Sulfur là nguyên tố nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của sulfur là

A. SO2.                 

B. SO3.                 

C. SO6.                 

D. SO4.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của yếu tố nào sau đây?

A. Điện tích hạt nhân nguyên tử.        

B. Khối lượng nguyên tử.

C. Bán kính nguyên tử.                       

D. Số lớp electron.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là (Ar)3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 17, chu kì 4, nhóm IA.            B. ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.

C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VB.           D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IB.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 1s22s22p6.                                     

B. 1s22s22p63s23p1.        

C. 1s22s22p63s3.                                 

D. 1s22s22p63s2.

Xem lời giải >>
Bài 17 :
Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do
Xem lời giải >>
Bài 18 :
Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
Xem lời giải >>