Đề bài

Một tủ lạnh có trọng lượng 890 N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?

  • A.

    890 N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ

  • B.

    890 N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ

  • C.

    453,9 N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ

  • D.

    453,9 N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.

Phương pháp giải

- Hệ thức định luật 2 Newton: \(\overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \)

- Định luật 1 Newton: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đâng chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Lời giải của GV HocTot.Nam.Name.Vn

- Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tủ lạnh

Áp dụng định luật 2 Newton, ta có:

\(\overrightarrow F  + \overrightarrow {{F_{ms}}}  + \overrightarrow P  + \overrightarrow N  = m.\overrightarrow a  = \overrightarrow 0 \) (do xe chuyển động thẳng đều)                         (*)

Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}F - {F_{ms}} = 0\\ - P + N = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}F = {F_{ms}}\\P = N\end{array} \right.\)

Mặt khác, ta có:

\({F_{ms}} = \mu .N = \mu .P = 0,51.890 = 453,9(N)\)

=> Với giá trị lực đẩy này, ta không thể làm tủ lạnh chuyển động được từ trạng thái nghỉ vì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chọn phát biểu đúng?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

 Chọn phát biểu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Lực ma sát trượt xuất hiện:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn phát biểu sai?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lực ma sát trượt

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chọn phương án sai.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chiều của lực ma sát nghỉ:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

A và B cùng nhau đẩy một thùng hàng chuyển động thẳng trên sàn nhà. Thùng hàng có khối lượng 100 kg. A đẩy với một lực 400 N. B đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là 0,2. Hỏi gia tốc của thùng hàng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,2. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 200 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng và thùng là 0,3. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một ô tô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s.  Sau khi đi được 75 m ô tô đạt vận tốc 72 km/h. Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường, thời gian ô tô chuyển động. Sau đó xe tắt máy hãm phanh sau 4 s xe dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường (lúc này xe trượt mà không lăn).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều lên dốc dài 200 m, cao 10 m với vận tốc 18 km/h. Biết hệ số ma sát có giá trị là 0,01. Xác định lực kéo của động cơ để xe có trạng thái nêu trên?

Xem lời giải >>