Bài C5 trang 66 SGK Vật lí 6

Hình 21.2 là hình chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả. Em có nhận xét gì? Tại sao người ta phải làm như thế?

Đề bài

Hình 21.2 là ảnh chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả. Em có nhận xét gì ? Tại sao người ta phải làm như thế ?

 

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

Lời giải chi tiết

- Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở.

- Người ta làm như vậy là vì nếu chỗ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua.

Do đó chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động lực lên nhau và đường ray sẽ không bị cong.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài C6 trang 66 SGK Vật lí 6

    Giải bài C6 trang 66 SGK Vật lí 6. Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn?

  • Bài C7 trang 66 SGK Vật lí 6

    Giải bài C7 trang 66 SGK Vật lí 6. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?

  • Bài C8 trang 66 SGK Vật lí 6

    Giải bài C8 trang 66 SGK Vật lí 6. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?

  • Bài C9 trang 67 SGK Vật lí 6

    Giải bài C9 trang 67 SGK Vật lí 6. Băng kẹp đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

  • Bài C10 trang 67 SGK Vật lí 6

    Giải bài C10 trang 67 SGK Vật lí 6. Tại sao bàn là điện ở hình21.5 lại tự động ngắt khi đã đủ nóng?

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close