Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trang 21, 22, 23, 24, 25 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội. Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 12 h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí. Hãy so sánh độ lớn của quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ba chuyển động ở Hình 4.6. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 22 CH 1

Video hướng dẫn giải

Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp giải:

Sử dụng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí để xác định.

Lời giải chi tiết:

Vị trí của thành phố Hải Phòng cách trung tâm thủ đô Hà Nội 89,67 km về phía Đông - Nam.

Câu hỏi tr 22 CH 2

Video hướng dẫn giải

Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm  h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.

Phương pháp giải:

Thời gian đi của vật = Thời điểm đến – Thời điểm gốc

Lời giải chi tiết:

Thời gian vật di chuyển là: 11 – 8 = 3 (h)

1 giờ vật di chuyển được 40 km

=> 3 giờ vật di chuyển được: 3 . 40 = 120 (km)

Câu hỏi tr 23 CH

Video hướng dẫn giải

Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 4.5

Lời giải chi tiết:

Độ dịch chuyển mô tả trên Hình 4.5 là:

+ d1 = 200 m (Bắc)

+ d2 = 200 m (Đông Bắc)

+ d3 = 300 m (Đông)

+ d4 = 100 m (Tây).

Câu hỏi tr 23 HĐ

Video hướng dẫn giải

1. Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6.

2. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau.

Phương pháp giải:

1.

+ Quan sát hình

+ Độ dịch chuyển là khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.

2.

Vận dụng khả năng tư duy sau khi trả lời hoạt động 1 mục III trang 23 sách giáo khoa Vật lí 10.

Lời giải chi tiết:

1.

Quãng đường đi được từ ngắn đến dài: 2 – 1 – 3

Độ dịch chuyển, ta thấy điểm đầu và điểm cuối của ba chuyển động đều như nhau nên độ dịch chuyển của ba chuyển động bằng nhau.

2.

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.

Câu hỏi tr 24

Video hướng dẫn giải

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).

1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thị

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên.

2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô thích hợp

Bảng 4.1

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = ...?...

dTS = ...?...

Cả chuyến đi

s = ...?...

d = ...?...

3. Hãy dựa vào kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai

Phương pháp giải:

1.

+ Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng

+ Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.

2.

Lấy kết quả câu 1 trên ghi vào bảng

3.

Dựa vào bảng kết quả để kiểm tra

Lời giải chi tiết:

1.

a) Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m

+ Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m

=> Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là: 800 + 800 + 1200 = 2800 (m)

Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường

=> Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.

2.

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = 400

dTS = 400

Cả chuyến đi

s = 2800

d = 1200

3.

Dự đoán trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều

Từ bảng kết quả ta thấy dự đoán trên là đúng.

Câu hỏi tr 25

Video hướng dẫn giải

1. Một người lái xe ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô.

2. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó.

Phương pháp giải:

1.

Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng

2.

Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối

Lời giải chi tiết:

1.

Quãng đường đi được của ô tô là: 6 + 4 + 3 = 13 (km)

Độ dịch chuyển: AD

Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km

=> \(AD = \sqrt {A{H^2} + H{D^2}}  = \sqrt {{3^2} + {4^2}}  = 5(km)\) (theo hướng Tây - Nam)

2.

Người bơi ngang từ bờ bên này sang bên kia theo dự định là OA = 50 m.

Thực tế, do nước sông chảy mạnh nên vị trí của người đó ở vị trí B, ta có AB = 50 m

=> Độ dịch chuyển:  \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}}  = \sqrt {{50^2} + {50^2}}  = 70,7(m)\). 

(45Đông – Nam)

  • Bài 5. Tốc độ và vận tốc trang 26, 27, 28, 29 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Một vận động viên người Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự li: 100 m, 200 m và 400 m (Bảng 5.1). Hãy dùng hai cách trên để xác định vận động viên này chạy nhanh nhất ở cự li nào. . Tại sao tốc độ này được gọi là tốc độ trung bình. . Hãy tính tốc độ trung bình ra m/s và km/h của nữ vận động viên tại một số giải thi đấu dựa vào Bảng 5.2. Bố bạn A đưa A đi học bằng xe máy vào lúc 7 giờ. Tính tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường. Tính tốc độ của xe vào lúc 7 giờ 15 p

  • Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động trang 30, 31, 32, 33 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Dùng dụng cụ gì để đo quãng đường và thời gian chuyển động của vật. . Làm thế nào đo được quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian hoặc ngược lại. Thiết kế các phương án đo tốc độ và so sánh ưu, nhược điểm của các phương án đó. Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có ưu điểm, nhược điểm gì. Thả cho viên bi chuyển động đi qua chuyển động đi qua cổng quang điện trên máng nhôm. Thảo luận nhóm để lập phương án đo tốc độ của viên bi theo các g

  • Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trang 34, 35, 36 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 7.1). Coi chuyển động của bạn A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25 s. Hãy vẽ đồ thị dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A nêu ở trên theo trình tự sau đây. Hình 7.2 là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một người đang bơi trong một bể bơi dài 50 m. Đồ thị này cho biết những gì về chuyển động của người đó. Số liệu về độ dịch chuy

  • Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc trang 37, 38, 39 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sốngXác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên. Xác định độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu và trong 4 s cuối. Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết điều gì về sự thay đổi vận tốc của chuyển động trên. Hãy chứng tỏ khi cùng chiều với (a.v>0) thì chuyển động là nhanh dần, khi ngược chiều với (a.v<0) thì chuyển động là chậm dần). Tính gia tốc của ô tô trên 4 đoạn đường tr

  • Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều trang 40, 41, 42, 43 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Tính gia tốc của các chuyển động trong hình vẽ ở đầu bài. Các chuyển động trong hình vẽ ở đầu bài có phải là chuyển động thẳng biến đổi đều hay không. Từ các đồ thị trong hình 9.1. Hãy viết công thức về mối liên hệ giữa v với a và t của từng chuyển động ứng với từng đồ thị trong hình 9.1. Chuyển động nào là chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều. Hình 9.2 là đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động của một bạn đang đi trong siêu thị. Hãy dựa vào đồ thị để mô tả bằng lời chuyển động của bạn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close