Bài 3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo trang 17, 18, 19 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Em hãy lập phương án đo tốc độ chuyển động của chiếc xe ô tô đồ chơi chỉ dùng thước; đồng hồ bấm giây và trả lời các câu hỏi sau. Để đo tốc độ chuyển động của chiếc xe cần đo đại lượng nào. Xác định tốc độ chuyển động của xe theo công thức nào. Phép đo nào là phép đo trực tiếp. Tại sao. Phép đo nào là phép đo gián tiếp. Tại sao. Dùng một thước có ĐCNN là 1 mm và một đồng hồ đo thời gian có ĐCNN 0,01s để đo 5 lần thời gian chuyển động của chiếc xe đồ chơi chạy bằng pin từ điểm A (vA = 0) đến điểm

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 17

Video hướng dẫn giải

Em hãy lập phương án đo tốc độ chuyển động của chiếc xe ô tô đồ chơi chỉ dùng thước; đồng hồ bấm giây và trả lời các câu hỏi sau:

a) Để đo tốc độ chuyển động của chiếc xe cần đo đại lượng nào?

b) Xác định tốc độ chuyển động của xe theo công thức nào?

c) Phép đo nào là phép đo trực tiếp? Tại sao?

d) Phép đo nào là phép đo gián tiếp? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng các kiến thức đã học về vận tốc.

Lời giải chi tiết:

* Phương án:

- Dụng cụ: ô tô đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây.

- Cách tiến hành:

+ Chọn vạch xuất phát làm mốc, cho ô tô bắt đầu chuyển động

+ Dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian từ lúc ô tô bắt đầu chuyển động đến khi ô tô dừng lại

+ Dùng thước đo quãng đường từ vạch xuất phát đến điểm ô tô dừng lại.

a) Để đo tốc độ chuyển động của chiếc xe cần đo các đại lượng là: Thời gian (t) và quãng đường (s).

b) Xác định tốc độ chuyển động của chiếc xe bằng công thức: \(v = \frac{s}{t}\)

c) Phép đo thời gian và quãng đường là phép đo trực tiếp vì chúng lần lượt được đo bằng dụng cụ đo là đồng hồ và thước. Kết quả của phép đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.

d) Phép đo tốc độ là phép đo gián tiếp vì nó được xác định thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp là quãng đường và thời gian.

Câu hỏi tr19

Video hướng dẫn giải

Dùng một thước có ĐCNN là 1 mm và một đồng hồ đo thời gian có ĐCNN 0,01s để đo 5 lần thời gian chuyển động của chiếc xe đồ chơi chạy bằng pin từ điểm A (vA = 0) đến điểm B (Hình 3.1). Ghi các giá trị vào Bảng 3.1 và trả lời các câu hỏi.

a) Nguyên nhân nào gây ra sự sai khác giữa các lần đo?

b) Tính sai số tuyệt đối của phép đo s, t và điền vào Bảng 3.1.

c) Viết kết quả đo:

s = …..; t = …..

d) Tính sai số tỉ đối:

\(\delta t = \frac{{\Delta t}}{{\overline t }}.100\%  = ...;\delta s = \frac{{\Delta s}}{{\overline s }}.100\%  = ...\)

\(\delta v = ...;\,\Delta v = ...\)

Phương pháp giải:

- Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của đề bài.

- Sử dụng các công thức tính sai số để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bảng kết quả tham khảo:

n

s (m)

Δs (m)

t (s)

Δt (s)

1

0,649

0,0024

3,49

0.024

2

0,651

0,0004

3,51

0,004

3

0,654

0,0026

3,54

0,026

4

0,653

0,0016

3,53

0,016

5

0,650

0,0014

3,50

0,014

Trung bình

\(\overline s  = 0,6514\)

\(\overline {\Delta s}  = 0,00168\)

\(\overline t  = 3,514\)

\(\overline {\Delta t}  = 0,0168\)

 a) Nguyên nhân gây ra sự sai khác giữa các lần đo là:

- Do đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ đo

- Do điều kiện làm thí nghiệm chưa được chuẩn

- Do thao tác khi đo

b) Ta có:

\(\overline {\Delta s}  = \frac{{\left| {\overline s  - {s_1}} \right| + \left| {\overline s  - {s_2}} \right| + ... + \left| {\overline s  - {s_5}} \right|}}{5} = 0,00168\)

\(\overline {\Delta t}  = \frac{{\left| {\overline t  - {t_1}} \right| + \left| {\overline t  - {t_2}} \right| + ... + \left| {\overline t  - {t_5}} \right|}}{5} = 0,0168\)

c) Viết kết quả đo:

Ta có:

\(\Delta s = \overline {\Delta s}  + \Delta {s_{dc}} = 0,00168 + \frac{{0,001}}{2} = 0,00218\)

\(\Delta t = \overline {\Delta t}  + \Delta {t_{dc}} = 0,0168 + \frac{{0,01}}{2} = 0,0218\)

Suy ra:

\(s = \overline s  \pm \Delta s = 0,6514 \pm 0,00218\left( m \right)\)

\(t = \overline t  \pm \Delta t = 3,514 \pm 0,0218\left( s \right)\)

d) Tính sai số tỉ đối:

\(\delta t = \frac{{\Delta t}}{{\overline t }}.100\%  = \frac{{0,0218}}{{3,514}}.100\%  = 0,620\)

\(\delta s = \frac{{\Delta s}}{{\overline s }}.100\%  = \frac{{0,00218}}{{0,6514}}.100\%  = 0,335\)

\(\delta v = \frac{{\Delta s}}{{\overline s }}.100\%  + \frac{{\Delta t}}{{\overline t }}.100\%  = 0,335 + 0,620 = 0,955\)

\(\Delta v = \delta v.\overline v  = 0,955.\frac{{0,6514}}{{3,514}} = 0,177\left( {m/s} \right)\)

  • Bài 2. Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí trang 12, 13, 14, 15, 16 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Hãy quan sát hai thiết bị chuyển đổi điện áp. Chức năng của hai thiết bị là gì. Bộ chuyển đổi điện áp. Các điện áp đầu ra như thế nào. Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn. Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2 và cho biết: đặc điểm của các dụng cụ thí. Quan sát thiết bị thí nghiệm quang hình (Hình 2.3) và cho biết: đặc điểm. Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4. . Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là bao nhiêu. Nếu sử dụn

  • Bài 1. Làm quen với Vật lí trang 7, 8, 9, 10, 11 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

    Hãy kể tên các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở. Em thích nhất lĩnh vực nào của Vật lí. Tại sao. Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào . Kiến thức về từ trường Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú. Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích. Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên. Hãy nêu một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt. Theo em,

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close