Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên trang 61, 62, 63 SBT Địa lí 12 Cánh diều

Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

A. Giáp biển ở phía đông.

B. Giáp với ba vùng kinh tế và nước bạn Lào, Cam-pu-chia.

C. Nằm ở vị trí trung gian giữa nước bạn Lào và Biển Đông.

D. Nằm trong nội địa, có biên giới với Lào và Cam-pu-chia.

Phương pháp giải:

Vị trí Địa Lí của vùng Tây Nguyên nằm trong nội địa, có biên giới với Lào và Cam-pu-chia.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 2

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?

A. Tây Ninh.

B. Đắk Nông.

C. Lâm Đồng.

D. Gia Lai.

Phương pháp giải:

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nước ta.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 3

Đặc điểm nào sau đây đúng với dân cư của vùng Tây Nguyên?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên dưới 1 %.

B. Số dân đông nhưng mật độ dân số lại thấp.

C. Là vùng có số dân và mật độ dân số đều thấp.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số cao, tỉ lệ dân thành thị cao.

Phương pháp giải:

Vùng Tây Nguyên là vùng có số dân và mật độ dân số đều thấp (6 triệu người và 111 người/km2 - năm 2021).

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 4

Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Nguyên cao là do

A. tỉ lệ tử quá cao.

B. người nhập cư từ nơi khác tới.

C. tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử thấp.

D. gia tăng tự nhiên cao và gia tăng cơ giới cao.

Phương pháp giải:

Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Nguyên cao là do gia tăng tự nhiên cao (1,25% cao hơn TB cả nước) và gia tăng cơ giới cao.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 5

Thế mạnh về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên là

A. có mùa mưa và mùa khô phân hoa rõ rệt.

B. là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

C. diện tích đất ba-dan lớn, tập trung thành các vùng rộng.

D. khí hậu có tính chất đai cao.

Phương pháp giải:

Thế mạnh về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên là diện tích đất ba-dan lớn, tập trung thành các vùng rộng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 6

Hạn chế của tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

A. thiếu nước về mùa khô.

B. mưa nhiều.

C. gió Tây khô nóng.

D. lũ lụt.

Phương pháp giải:

Hạn chế của tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là thiếu nước về mùa khô.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 7

Vùng Tây Nguyên có thế mạnh về thuỷ điện do

A. sông ở vùng này có dòng chảy êm đềm.

B. vùng có nhiều hệ thống sông lớn.

C. sông ở vùng này có nhiều phụ lưu.

D. sông ở vùng này có hai mùa nước rõ rệt.

Phương pháp giải:

Vùng Tây Nguyên có thế mạnh về thuỷ điện do vùng có nhiều hệ thống sông lớn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 8

Cây trồng nào sau đây là thế mạnh nổi bật của vùng Tây Nguyên?

A. Điều.

B. Lạc.

C. Cà phê.

D. Mía.

Phương pháp giải:

Cây cà phê là thế mạnh nổi bật của vùng Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 9

Cần phải bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên vì

A. rừng có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và cả nước.

B. rừng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm lớn.

C. có diện tích rừng giàu là chủ yếu.

D. rừng là nguồn lợi chính của vùng.

Phương pháp giải:

Cần phải bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên vì rừng có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và cả nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 10

Việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên cần chú ý đến vấn đề

A. ô nhiễm môi trường nước.

B. bảo vệ rừng, đất đai và điều tiết nước.

C. bảo vệ các loài động vật hoang dã.

D. bảo vệ nguồn nước tại các hồ tự nhiên.

Phương pháp giải:

Việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên cần chú ý đến vấn đề bảo vệ rừng, đất đai và điều tiết nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 11

Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum.

B. Đắk Lắk.

C. Đắk Nông.

D. Gia Lai.

Phương pháp giải:

Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh Gia Lai.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 12

Ý nghĩa quan trọng của quốc lộ 14 đối với vùng Tây Nguyên là

A. nối Tây Nguyên với nước bạn Lào.

B. nối Tây Nguyên với các tỉnh ven biển.

C. trục đường xương sống xuyên suốt các tỉnh của vùng.

D. gắn kết các dân tộc thiểu số trong vùng.

Phương pháp giải:

Ý nghĩa quan trọng của quốc lộ 14 đối với vùng Tây Nguyên là trục đường xương sống xuyên suốt các tỉnh của vùng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 13

Các tuyến đường theo hướng đông - tây của Tây Nguyên

A. là cầu nối giữa Tây Nguyên với các nước bạn và Duyên hải Nam Trung Bộ để thông ra Biển Đông.

B. là các tuyến đường huyết mạch nối với hầu hết các vùng kinh tế khác của nước ta.

C. là cầu nối duy nhất giữa Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

D. quyết định toàn bộ sự phát triển kinh tế vã hôi của vùng.

Phương pháp giải:

Các tuyến đường theo hướng đông - tây của Tây Nguyên là cầu nối giữa Tây Nguyên với các nước bạn và Duyên hải Nam Trung Bộ để thông ra Biển Đông.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 14

Việc xây dựng các bậc thang thuỷ điện trên các lưu vực sông ở vùng Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. Phòng chống ô nhiễm nước sông.

D. Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống.

Phương pháp giải:

Phòng chống ô nhiễm nước sông không phải ý nghĩa của việc xây dựng bậc thang thuỷ điện trên các lưu vực sông ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 15

Sản lượng và năng suất khai thác bô-xit ở Tây Nguyên ngày càng tăng lên nhờ

A. nguồn tài nguyên quặng bô-xit vô tận.

B. áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong khai thác và chế biến.

C. lao động có kinh nghiệm trong khai thác và chế biến quặng bô-xit.

D. chính sách tập trung khai thác triệt để nguồn tài nguyên này của vùng.

Phương pháp giải:

Sản lượng và năng suất khai thác bô-xit ở Tây Nguyên ngày càng tăng lên nhờ áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến trong khai thác và chế biến.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 16

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 23. Diện tích các loại rừng của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010- 2021

(Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Tính độ che phủ rừng của vùng Tây Nguyên năm 2010

Tính độ che phủ rừng của vùng Tây Nguyên năm 2010 và năm 2021 (biết diện tích đất tự nhiên của vùng là 54,5 nghìn km2).

Lời giải chi tiết:

Độ che phủ rừng của vùng Tây Nguyên năm 2010: [(2653,9 + 220,5) x 100] : 54,5 = 52,7%

Độ che phủ rừng của vùng Tây Nguyên năm 2021: [(2104,1 + 468,6) x 100] : 54,5 = 47,2%

Câu 17

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 23. Diện tích các loại rừng của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010- 2021

(Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên mất đi bao nhiêu nghìn ha

Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên mất đi bao nhiêu nghìn ha rừng tự nhiên?

Lời giải chi tiết:

Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên mất đi gần: (2104,1 – 2653,9) : 11 = 50 nghìn ha rừng tự nhiên mỗi năm.

Câu 18

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi.

Bảng 23. Diện tích các loại rừng của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010- 2021

(Đơn vị: nghìn ha)

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên trồng được bao nhiêu

Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên trồng được bao nhiêu nghìn ha rừng?

Lời giải chi tiết:

Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2021, vùng Tây Nguyên trồng được khoảng (468,6 – 220,5) : 11 = 22,6 nghìn ha rừng.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close