Bài 12 trang 82 SGK Hình học 12 Nâng cao

Cho hình chóp S.ABC có đường cao SA = h, đáy là tam giác ABC vuông tại C, AC = b, BC = a. Gọi M là trung điểm của AC và N là điểm sao cho . a) Tính độ dài đoạn thẳng MN. b) Tìm sự liên hệ giữa a, b, h để MN vuông góc với SB.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho hình chóp S.ABC có đường cao SA = h, đáy là tam giác ABC vuông tại C, AC = b, BC = a. Gọi M là trung điểm của AC và N  là điểm sao cho \(\overrightarrow {SN}  = {1 \over 3}\overrightarrow {SB} \).

LG a

Tính độ dài đoạn thẳng MN.

Phương pháp giải:

Chọn hệ trục Oxyz sao cho A trùng O, tia AC trùng tia Ox, AS trùng Oz.

Tìm tọa độ các điểm và tính toán.

Lời giải chi tiết:

Chọn hệ trục Oxyz như hình vẽ, B nằm trong góc xOy.
Ta có: \(A = \left( {0;0;0} \right),C = \left( {b;0;0} \right),\) \(B = \left( {b;a;0} \right),S = \left( {0;0;h} \right)\) .

\(M\left( {{b \over 2};0;0} \right),\overrightarrow {SB}  = \left( {b;a; - h} \right)\)

Gọi \(N\left( {x;y;z} \right)\) thì \(\overrightarrow {SN}  = \left( {x;y;z - h} \right)\).

\(\overrightarrow {SN} = {1 \over 3}\overrightarrow {SB} \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = {b \over 3} \hfill \cr 
y = {a \over 3} \hfill \cr 
z - h = {{ - h} \over 3} \hfill \cr} \right. \) \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = {b \over 3} \hfill \cr 
y = {a \over 3} \hfill \cr 
z = {{2h} \over 3} \hfill \cr} \right. \) \(\Rightarrow N\left( {{b \over 3};{a \over 3};{{2h} \over 3}} \right)\)

\(\eqalign{
& \overrightarrow {MN} = \left( {{b \over 3} - {b \over 2};{a \over 3};{{2h} \over 3}} \right) \cr &= \left( { - {b \over 6};{a \over 3};{{2h} \over 3}} \right) \cr 
& MN = \sqrt {{{{b^2}} \over {36}} + {{{a^2}} \over 9} + {{4{h^2}} \over 9}} \cr &= {1 \over 6}\sqrt {{b^2} + 4{a^2} + 16{h^2}} \cr} \)

LG b

Tìm sự liên hệ giữa a, b, h để MN vuông góc với SB.

Phương pháp giải:

\(MN \bot SB \Leftrightarrow \overrightarrow {MN} .\overrightarrow {SB}  = 0\)

Lời giải chi tiết:

\(MN \bot SB \Leftrightarrow \overrightarrow {MN} .\overrightarrow {SB}  = 0\) \(\Leftrightarrow  - {{{b^2}} \over 6} + {{{a^2}} \over 3} + {{ - 2{h^2}} \over 3} = 0 \) \(\Leftrightarrow 4{h^2} = 2{a^2} - {b^2}\)

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 13 trang 82 SGK Hình học 12 Nâng cao

    Tìm toạ độ tâm và tính bán kính của mỗi mặt cầu sau đây :

  • Bài 14 trang 82 SGK Hình học 12 Nâng cao

    Trong mỗi trường hợp sau, hãy viết phương trình mặt cầu : a) Đi qua ba điểm A(0 ; 8 ; 0), B(4; 6 ; 2), C(0 ; 12 ; 4) và có tâm nằm trên mp(Oyz); b) Có bán kính bằng 2, tiếp xúc với mặt phẳng (Oyz) và có tâm nằm trên tia Ox; c) Có tâm I(1 ; 2 ; 3) và tiếp xúc với mp(Oyz).

  • Bài 11 trang 81 SGK Hình học 12 Nâng cao

    Cho bốn điểm A(1 ; 0 ; 0), B(0 ; 1 ; 0), C(0 ; 0 ; 1) và D(-2 ; 1 ; -2). a) Chứng minh rằng A, B, C, D là bốn đỉnh của một hình tứ diện. b) Tính góc giữa các đường thẳng chứa các cạnh đối của tứ diện đó. c) Tính thể tích tứ diện ABCD và độ dài đường cao của tứ diện kẻ từ đỉnh A.

  • Bài 10 trang 81 SGK Hình học 12 Nâng cao

    Cho ba điểm a) Chứng minh A, B, C không thẳng hàng. b) Tính chu vi và diện tích tam giác ABC. c) Tính độ dài đường cao của tam giác ABC kẻ từ đỉnh A. d) Tính các góc của tam giác ABC.

  • Bài 9 trang 81 SGK Hình học 12 Nâng cao

    Xét sự đồng phẳng của ba vectơ trong mỗi trường hợp sau:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close