Lý thuyết dân số và gia tăng dân số Địa lí 9Lý thuyết dân số và gia tăng dân số Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu I. Số dân - Năm 2019, dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người. - Đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. II. Gia tăng dân số * Sự biến đổi dân số - Hiện trạng: + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số. + Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người. + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông. - Nguyên nhân: + Hiện tượng “bùng nổ dân số”. + Gia tăng tự nhiên cao. - Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,… * Tỷ lệ gia tăng tự nhiên - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm. - Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước: + Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp. + Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao. - Nguyên nhân: + Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. + Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán. III. Cơ cấu dân số * Theo tuổi Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi: + Tỉ lệ trẻ em (0 - 14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống. + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên. * Theo giới Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: + Thấp ở nơi có các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng. + Cao ở nơi có các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước. Sơ đồ tư duy dân số và gia tăng dân số
|